Tây Thi mất vía, Hằng Nga giật mình.
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đời nhà Trần (1225-1400) kêu gọi
tướng sĩ, trong một bài hịch có đoạn "Nay ta bảo thật các ngươi nên cẩn
thận như củi lửa, nên giữ gìn như kẻ húp canh, dạy bảo quân sĩ, luyện tập
cung tên, khiến cho người nào cũng có sức khỏe như Bàng Mông và Hậu
Nghệ, thì mới có thể dẹp tan được quân giặc, mà lập nên được công danh."
Hằng Nga và Hậu Nghệ là hai nhân vật thần thoại được dùng trong Cổ văn
Trung Hoa và Việt Nam.
Hằng Nga trong cung trăng: Theo sách của Hoài Nam Tử, Hậu Nghệ xin
thuốc trường sinh của bà Tây Vương Mẫu, Hằng Nga là vợ của Hậu Nghệ
uống trộm, chạy lên cung trăng.
Người chặt cây quế trong cung trăng: Theo sách "Dậu dương tạp trở", trong
mặt trăng có cây quế cao 500 trượng, dưới gốc cây có một người ngồi chặt
mãi, nhưng chặt xong, dấu chặt lại liền như cũ. Người ấy tên Ngô Cương,
quê ở Tây Hà, tu tiên có lỗi bị phạt chặt cây.
Con thỏ trong mặt trăng: Theo sách "Ngũ thông kinh nghĩa", trong mặt
trăng có con thỏ hay con cóc.
Ông già dưới trăng: Sách "Tục U quái lục" có chép: đời nhà Đường, Vi Cố
đến Nam Điện ở Tống thành, thấy ông già xem sách dưới trăng. Vi Cố hỏi
sách gì? Ông già đáp: Sổ hôn nhân thiên hạ. Vi Cố hỏi hôn nhân của mình
thì ông lão bảo: ở chợ có bà già chột mắt bồng đứa bé 3 tuổi; đứa bé ấy sau
là vợ. Vi Cố ra chợ bắt gặp người đàn bà như lời ông lão nên tức giận mướn
người giết con bé ấy. May mắn, người đàn bà bồng đứa bé chạy thoát. Đứa
bé chỉ bị thương xoàng. Mười bốn năm sau, Thứ Sử đất Dương Châu là
Vương Thái gả con cho Vi Cố. Thiếu nữ ấy rất đẹp, nhưng cuối mày có một
vết thẹo nhỏ. Cố hỏi nguyên cớ. Nàng trả lời: hồi lên 3 tuổi, người vú họ
Trần bồng đi chợ bị một tên côn đồ đâm trúng. Cố hỏi người vú họ Trần có
chột mắt không. Nàng nói có rồi kể lại chuyện cũ.
Tích Hậu Nghệ: Theo "Sơn hải kinh", trên hang Dương phía bắc nước
Răng Đen có cây Phù tang to lớn sống ở dưới nước, 9 mặt trời ở cành dưới;