Vũ không ngồi, anh đi lại trong căn phòng có bộ xa-lon sang trọng, đốt
thuốc hút, ngắm bức tranh sơn mài treo trên tường, ánh trăng, cặp nai và
dòng suối. Vừa lúc đó, cô thư ký trở lại với nụ cười thật tươi:
- Ông tham vụ đã sẵn sàng tiếp ông. Xin mời ông theo tôi.
Vũ được dẫn lên lầu, vào phòng khách riêng. Brondeau đã ngồi chờ. Cánh
cửa vừa khép lại sau lưng anh tên tham vụ đã hỏi và anh đã đáp đúng theo
lời chỉ dẫn của Soái. Hắn vui vẻ, thân mật mời Vũ cùng ngồi. Có lẽ đã
ngoài năm mươi, nhưng Brondeau trông vẫn còn rất trẻ, hoạt bát, cao lớn,
đặc biệt có cặp mắt nâu nhạt sắc sảo.
- Trung tướng mạnh chứ ông? Tôi rất lo cho tình hình dưới đó, tin tức
không bắt được bằng điện đài. Gặp ông tôi rất mừng, xin ông cho biết qua
những diễn biến trong cuộc đụng độ vừa qua.
Vũ kể lại khá chi tiết, nhấn mạnh sự thắng lợi của Soái, đã gây cho binh
lính Diệm thương vong nặng nề, làm cho chiến dịch qui mô Diệm đã chuẩn
bị hàng nửa năm, hoàn toàn thất bại. Nhưng anh kết luận:
- Tuy nhiên, phía chúng tôi đã phải dốc toàn lực vào trận chiến không cân
sức, gần một tháng không ngưng nghỉ, súng đạn tiêu hao khá lớn. Bây giờ
thì thương binh còn nằm đó, thiếu phương tiện thuốc men chạy chữa.
Lương thực không còn đủ. Nếu địch tiếp tục tấn công, thật khó lòng đứng
vững? Thiếu tá Salvani hứa giúp cho súng đạn, một tháng rồi vẫn bặt âm.
Ông Tổng phái tôi lên cấp tốc để xin Bộ tư lệnh chi viện gấp thì mới mong
đối phó được trong những ngày sắp tới.
Brondeau trầm ngâm suy nghĩ. Khá lâu hấn mời chậm rãi nói:
- Đáng buồn là chiếc tàu chở vũ khí, đạn dược chi viện đã bị bọn Mỹ phát
hiện, chúng đã ra lệnh cho bọn Diệm chặn bắt khi tàu cặp bờ biển Rạch
Giá. Chính vụ này còn gây hậu quả rắc rối cho Bộ tư lệnh Pháp.
Vũ ra vẻ chưa hiểu hỏi lại:
- Tại sao người Mỹ lại có quyền bắt giữ tàu của Bộ tư lệnh Pháp, thưa ông
tham vụ?
Brondeau nhìn sững Vũ trong giây lát:
- Ông là người thân tín của ông Soái, tôi tin mà nói thật với ông nhé. Bộ tư
lệnh Pháp không còn chút quyền gì ở miền Nam này nữa, ngoài nhiệm vụ