những kẻ bao quanh, quyết định triệu Mậu về. Nhu, với chủ ý gạt bỏ Mai
Hữu Xuân ra khỏi Tổng nha an ninh quân đội, đã chấp thuận đưa Mậu về
thay thế. Diệm vui khi giữ đúng được lời hứa với ân nhân. Bọn Trưng còn
vui hơn, khi Mậu không chỉ được về, mà còn được giao nắm quyền trọng
yếu trong quân đội. Tất cả trông mong cái gạch nối giữa họ và Tổng thống,
tạo lại thế ban đầu, bí mật củng cố lực lượng, quyết chống Nhu-Cẩn.
Võ Văn Trưng dành cho Vũ một sự tin cậy khá cao, tiết lộ về nhưng đồng
chí tâm huyết của mình, không dè dặt.
Có cái thế của bộ trưởng Thông tin Trần Chánh Thành, báo Sinh Lực
không bị kiểm duyệt, mạnh dạn tấn công Ngô Đình Cẩn, rồi cố vấn Nhu,
trở thành tờ báo thứ hai sau tuần báo Thời Luận, đã dám công khai chống
đối.
Bên ngoài không ai biết rõ Sinh Lực do nhóm Cần Lao chủ trương, họ gán
cho cái tên "Nhóm Sinh Lực" ngang hàng với "Nhóm Thời Luận" của Phan
Quang Đán. Lê Nguyên Vũ được coi là thành viên của nhóm, một thành
viên trẻ nhất, so với Võ Văn Trưng, Hà Huy Liêm, Tôn Thất Toại (nguyên
thượng thư triều đình Bảo Đại cùng thời với Diệm) cả ba đều vượt quá tuổi
sáu mươi, tất cả đều là hàng đàn anh về tuổi tác nhưng đối xử với Vũ rất
bình đẳng, ngang hàng, kể cả Đỗ Mậu sau này cũng vậy.
Vê đến Sài Gòn, Đỗ Mậu đã trình diện tổng thống Diệm, nhận chức tổng
giám đốc an ninh quân đội. Không kịp nghỉ ngơi, Mậu cấp tốc mời "nhóm
Sinh Lực" đến nhà mừng ngày tái ngộ. Trong buổi tiếp xúc đầu tiên, Đỗ
Mậu dành cho Vũ mối cảm tình đặc biệt.
Chỉ sau đó một tuần, Mậu điện thoại hẹn Vũ gặp nhau tại tòa báo Sinh Lực.
Ông ta tâm sự với anh:
- Tổng thống vui mừng gặp lại tôi. Khi bàn việc giao trọng trách cho tôi
nắm an ninh quân đội, ông Cụ nhận có nghi Mai Hữu Xuân trong vụ Ban-
Mê-Thuột, căn dặn tôi phải thay thế số sĩ quan chủ chốt dưới quyền Xuân,
củng cố tổ chức, hoạt động hiệu quả, thanh lọc hết tàn dư của thực dân
Pháp.
- Hôm đó Tổng thống bảo tôi yết kiến ông Nhu, ông Cụ thực lòng chỉ muốn
dĩ hòa vi quý. Phần tôi, vì sự nghiệp chung, tôi đã đến gặp ông Nhu cho