ĐIỆP VIÊN GIỮA SA MẠC LỬA - Trang 326

thành bốn cánh. Cánh ở Trung phần, cấp tốc bám chân Ngô Đình Cẩn tại
Huế, hai cánh trong này bám Nhu, theo Thục. Cánh của Trưng, Thành còn
lại không quá mười người, từng được tôn xưng sáng lập viên của đảng, có
công mở đường cho Tổng thống về nắm chính quyền, tất cả nhất mực chỉ
giữ lòng trung với Diệm, thề không luồn cúi trước Nhu, Cẩn. Nhưng thật
đáng buồn, khi Diệm bị Nhu đặt trong lồng kính cách ly, nếu không chịu
nhục cúi đầu trước Nhu, không còn đường nào đến gần được Diệm. Vì vậy,
Mậu về đây đem theo về cho bọn họ một niềm hy vọng.
Khác với mọi người, Đỗ Mậu vừa là đồng hương, vừa là "đại ân nhân" của
riêng Tổng thống và của chung gia đình Nhu - Diệm. Suốt nhiều năm, cố
bà Ngô Đình Khả thường nhắc nhở con cháu trong nhà, nhớ cái thời
Thượng Thư Bộ Lại Ngô Đình Diệm bị Bảo Đại tát tai, lột chức đuổi ra
khỏi triều đình Huế. Ở đời "giậu đổ bìm leo", viên tân Thượng Thư thay
Diệm cùng với số quan lại vốn không ưa Diệm từ lâu, tung tin Diệm mưu
phản, nhằm trừ hậu họa. Đỗ Mậu, hồi đó chỉ huy lực lượng lính khố xanh
tại Huế, một mình cõng Diệm vượt sông, đưa ra Cửa Thuận gửi Diệm quá
giang tàu buôn trốn vào Sài Gòn thoát chết. Nam Kỳ là đất thuộc địa,
không thuộc quyền lực chế độ bảo hộ của Bảo Đại, Diệm được an toàn.
Không chỉ vậy, Đỗ Mậu còn bí mật cấp dưỡng tiền bạc nuôi Diệm suốt thời
kỳ tị nạn ở trong Nam. Ơn sâu đã lớn, sau này Mậu còn giúp Cẩn xây dựng
đảng Cần Lao ở Trung phần, ủng hộ Diệm về chấp chính. Từ ngày về nước,
Diệm dùng Mậu làm Tham mưu Biệt bộ, cả hai không rời nhau nửa bước,
nhưng cái vẻ công thần, bướng bỉnh của Mậu đã làm Ngô Đình Nhu không
thể chấp nhận được bèn đẩy Mậu qua Pháp. Từ đấy số ủy viên Trung ương
Cần Lao thân tín của Mậu trở nên lạc lõng, bên ngoài tập đoàn tay chân tin
cậy của Nhu, khi Nhu biến thành chủ nhân ông của đảng, đã quay mặt đi
mặc cho rã đám, mạnh ai nấy bám để được Nhu ban ơn. Số tâm huyết của
Mậu tuy vẫn tỏ ra trung thành với Diệm, nhưng không một ai đủ trọng
lượng khuyến cáo Diệm, khi Diệm thu được quyền bính vào tay. Nhưng
Trưng, Liêm, Toại, mỗi lần được Diệm tiếp chỉ còn xuống nước cầu xin cho
Đỗ Mậu trở về. Với vẻ ngậm ngùi, Diệm hứa.
Đến nay, sau vụ thoát chết tại hội chợ Ban-Mê-Thuột, Diệm mất lòng tin ở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.