đương cục Pháp lúc đó thấy nguy cơ, liền bắt Thày giữ trong nhà thương
điên Chợ Quán mười tháng, kết tội phá rối an ninh, trật tự. Tháng 5 năm
1941 giải Thày về thị xã Bạc Liêu, bắt quản chế tại đó ý định tách rời ra
khỏi vùng ảnh hưởng của Thày. Nhưng đến tháng 10 năm 1942, hiến binh
Nhật tự động rước Thày về Sài Gòn cùng với ý định lợi dụng vào mục đích
riêng của chúng.
"Từ đó quân Nhật đã cung cấp vũ khí cho số tay sai đội lốt tín đô, lấy danh
nghĩa bảo vệ Đức thày và nền đạo công khai lấn chiếm một số vùng, nắm
quyền hương chức trong các làng xã, tiến tới lớn mạnh dần cả thế và lực.
Năm 1944, Nhật lập các đại đội bảo an, công khai chống nhà đương cục
Pháp. Ngày 9 tháng 3 năm 1945, lực lượng vũ trang mệnh danh "linh đạo
Hòa Hảo", dưới sự che chở của quân Nhật chiếm thị trấn tỉnh Cần Thơ,
thành lập thủ phu "Phật giáo liên hiệp hội". Dụng ý của Nhật là cho mở
rộng phạm vi hoạt động không chỉ dành riêng cho tổ chức Hòa Hảo phát
triển. Tuy nhiên Lê Công Bộ, một tên tay sai của hiến binh Nhật không
được Nhật cử làm chủ tịch, mà đưa ông Huỳnh Phú Sổ ra nắm chức vụ này.
Bộ chỉ làm cố vấn, nhưng mọi việc đều do Bộ chủ trương, theo sự chỉ dẫn
của bọn hiến binh Nhật. Người Nhật đã chuyển hướng một tổ chức truyền
đạo lúc đầu trở thành một hiệp hội hoạt động chính trị có vũ trang, ủng hộ
cuộc xâm nhập của Nhật vào Việt Nam, bằng thuyết Đại Đông Á, người Á
đông tự làm chủ châu Á.
"Tài liệu này được tổng hợp xong ngày 10 tháng 9 năm 1953, do Phòng nhì
quân đội Pháp tại Đông Dương đúc kết.
"Ký tên: A.M. Salvani"
"Hô sơ tuyệt mật. Số... SR/VN
Bạc Liêu, ngày 12 tháng 3 năm 1942:
Chánh ty Liêm phóng Bạc Liêu.
Kính gửi ngài Chánh Sở Liêm phóng Nam Kỳ tại Sài Gòn. Đồng kính gửi
ngài Trưởng phòng đặc vụ Tòa Thống Đốc.
Kính thưa ngài.
"Thi hành mật điện số... ngày 2 tháng hai năm 1942, bản Ty đã bố trí người
của ta bên cạnh Huỳnh Phú Sổ làm đô đệ và đã được ông ta tin cậy. Người