tiền cho những ai thuần phục ông ta, và sẽ cắt lương của bất cứ ai không
chiu nghe lời. Để rõ vấn đề, chúng ta hãy nhìn ngược lại thời gian, hồi Đức
quốc trưởng là vua mà ông Diệm là Thượng thư Bộ lại của triều đình Huế.
Hai người không thuận nhau, Bảo Đại cách chức ông Diệm, hiện nay đài
phát thanh và báo chí đang tuyên truyền ông Diệm có tinh thần chống
Pháp, nên "rũ áo từ quan". Sau khi cách chức ông Diệm, Bảo Đại còn ra
lệnh bắt, khiến ông ta phải chạy trốn. Mối thù không đội trời, chung đó,
chằng có gì xóa được trong lòng ông Diệm suốt mười năm câm lặng trong
một tu viện ở Hoa Kỳ. Vậy mà bỗng nhiên Đức Quốc trưởng phải đuổi
hoàng thân Bảo Lộc của mình ra, để mời ông Diệm về chấp chính. Đâu
phải là chuyện đơn giản nhỉ? Sự kiện này đã rõ Pháp nhượng bộ. Từ khi
ông Diệm về, người ta chỉ tuyên truyền cho chính phủ Ngô Đình Diệm,
chẳng một ai nhắc tới Đức Quốc trưởng hữu danh vô thực. Ngài không
được về nước, vẫn phải chịu cảnh lưu vong, Anh thấy đấy! Còn ông Diệm
thì đang tích cực cho soạn thảo hiến pháp thành lập chế độ cộng hòa, chuẩn
bị tổ chức bầu cử. Ông ta cần tranh thủ lòng dân hạ uy tín đối thủ. Theo tôi
nghĩ, đây là thời cơ để ông ta chỉ bắn một mũi tên mà được hai con chim:
lôi kéo hoặc diệt lực lượng tay chân của Bảo Đại, tức là của Pháp, làm mất
chỗ tựa của đối thủ, vừa được lòng dân. Lực lượng của ông Diệm nay đã
mạnh hơn nhiều so với các lực lượng khác. Ông ta nắm quyền chính phủ,
nắm đô-la, có trăm ngàn lính quốc gia được trả lương đầy đủ, lại biết lợi
dụng lòng dân... chỉ còn chờ lúc ra tay!
Trọng chăm chú lắng nghe không sót một lời Khi Vũ vừa nói dứt. Anh tỏ
vẻ hốt hoảng:
- Đúng là ông Diệm sẽ ra tay. Đến lúc đó chính tôi cũng khó tránh bị kẹt,
đừng nói đến những tướng tá đối lập.
Vũ cười:
- Tránh được à? Hai bên húc nhau, có thể húc nhau cật lực, anh là người
cộng tác với tướng Trần Văn Soái sao khỏi bị coi là đồng lõa?
- Hay tôi rút lui đi thì vừa?
Vũ làm mặt nghiêm, khuyến khích:
- Dù sao thì giữa anh với cá nhân ông Nhiệm cũng đã trở nên bằng hữu,