chi tiết thiết bi của một bộ máy hoạt động trong nội bộ địch. Anh cần phải
thận trọng tối đa để giữ đúng vai trò con vít, chính xác, vững chắc, thì bộ
máy mới phát động đều. Cho đến lúc này, về nội tình miền Nam nói chung
và các lực lượng vũ trang tay sai của Pháp nói riêng Vũ đá hiểu khá rõ. Anh
chỉ còn cân nhắc, lựa chỗ đứng chân.
Với Bảy Viễn, một tổ chức vũ trang đã từ lâu bị dân chúng chán ghét đến
căm hờn, Diệm rất cần dẹp đi sớm. Cộng tác với Viễn lúc này là thất sách!
Vũ nghĩ đến nhóm Sơn Thái - Tuấn Phong trong giáo phái Cao Đài. Sơn
Thái trước làm trong Ngự tiền văn phòng của Bảo Đại, nay là người được
giáo phái Cao Đài Tây Ninh cử làm tổng trưởng Thông tin trong "Chính
phủ liên hiệp" của Diệm. Tuấn Phong, em họ Thái, cùng học với Vũ bốn
năm ở Hà Nội, được Thái nhắn vào đề cử làm giám đốc trường huấn luyện
cán bộ trong hệ thống các trường "tâm lý chính trị" của phái bộ Hoa Kỳ.
Vũ vào gặp Tuấn Phong, Phong rủ anh cộng tác ở trường huấn luyện, từ đó,
Vũ có thể dần dần đi sâu vào đạo Cao Đài. Nhưng anh thấy trước mắt, tiếp
cận được với Nguyễn Thành Phương và Phạm Công Tắc đòi hỏi khá nhiều
thời gian, trong khi tình hình không cho phép anh chậm trễ.
Vậy thì cộng tác với Nhiệm coi như cận kề được với Soái. Vũ thấy rõ hai
điều thuận lợi.
Trên danh nghĩa hợp pháp anh là nhân viên của Bộ Nội vụ trong chính phủ
Diệm: là dân Bắc di cư anh có lý lẽ để phủ nhận mình là người của giáo
phái Hòa Hảo, thân tín của Trần Văn Soái giữ thế an toàn lâu dài. Về mặt
công tác, qua Nhiệm để tiếp cận Soái, dựa thế Soái anh có nhiều khả năng
tác động đến Phạm Công Tắc và Bảy Viễn.
Cuối cùng anh quyết định nhóm Trần Văn Soái là chỗ đứng chân, là mục
tiêu cho nhiệm vụ giai đoạn. Vũ kiểm điểm lại những điều đã nói với
Huỳnh Văn Trọng với chủ ý dùng Trọng tấn công vào chỗ yếu của Nhiệm -
Soái. Nếu không lầm Nhiệm sẽ sớm tìm anh, sẽ mời anh cộng tác.
Suy nghĩ chín chắn rồi. Vũ liền ngồi vào bàn viết báo cáo về Trung tâm,
xin ý kiến của trên.
3.
Thiếu tướng Ga-bi-ê, tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Pháp, thay mặt đại