ĐIỆP VIÊN YÊU CHÚNG TA - CHIẾN TRANH VIỆT NAM VÀ TRÒ CHƠI NGUY HIỂM CỦA PHẠM XUÂN ẨN - Trang 123

Những chuyến đi ở nước Mỹ

Năm 1956, cấp trên cộng sản của Phạm Xuân Ẩn ra lệnh cho ông

rời bỏ quân đội Việt Nam và bắt đầu một sự nghiệp mới. Họ muốn
ông tới Mỹ và nghiên cứu về đất nước đang tiến hành chiến tranh
đối với họ từ cách nửa vòng trái đất.

Phạm Xuân Ẩn là điệp viên cộng sản đầu tiên tại tổng hành dinh

quân đội Việt Nam, nhưng khi có một sĩ quan khác được chuyển từ
bộ tổng tham mưu sang thay, thì đã đến lúc ông có thể chuyển đi.

“Sau khi giải ngũ lẽ ra tôi quay trở lại sở quan thuế. Nhưng tôi

không thích làm một fonctionnaire. Tôi muốn một nghề tự do. Đó là
vấn đề của tôi, luôn là vấn đề của tôi. Tôi không muốn quay lại chỗ
cũ. Tôi nộp một lá đơn xin thôi việc, lá đơn này phải được bộ trưởng
tài chính phê chuẩn, và tôi rút hết sạch tiền ra khỏi lương hưu của
mình. Ai cũng ngạc nhiên hết. ‘Anh đang có một công việc yên ổn cả
đời còn gì. Tại sao anh lại bỏ chỗ này?’”

Phạm Xuân Ẩn nghĩ đến việc trở thành một bác sĩ hoặc học về

kinh tế, một ngành mà ông vẫn quan tâm đến kể từ khi đọc tác
phẩm Kinh tế chính trị học, một cuốn sách dựa trên cuốn Tư bản luận
của Karl Marx. “Tôi tự nhủ, có lẽ mình sẽ qua Mỹ học kinh tế hoặc
chính trị học. Mình sẽ đi từ bốn đến sáu năm và lấy bằng thạc

sĩ hoặc, nếu có thể, lấy luôn bằng tiến sĩ trong khi tranh thủ học

về văn hóa Mỹ.”

Nhưng Phạm Xuân Ẩn phải rất khó khăn mới sang được Mỹ.

“Tay tùy viên quân sự Mỹ đưa tôi tới thăm Quỹ Á châu (Asia
Foundation)

[14]

. Họ đề nghị cho tôi một học bổng, nhưng chính

quyền Nam Việt Nam không cho phép tôi nhận vì tôi không có bằng
tú tài. Chẳng qua là họ lấy cớ để trao học bổng đó cho thành viên gia
đình và bà con của họ.” Kế hoạch của ông gặp một rào cản khác khi
ông được thông báo rằng ông không thể học những chuyên ngành

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.