nhìn tổng quan rõ ràng nhất mà ta có thể nắm được về tình hình tại
Việt Nam. Đó là những hồ sơ tốt nhất ở đất nước này. Chúng có giá
trị không thể tưởng tượng được.”
“Tôi vẫn luôn cho rằng CIA đang đọc những bài vở gửi đi của
Time và đánh giá cao chất lượng tin bài của họ,” Turner nói, về sau
Turner cũng làm phóng viên tự do cho Time. “Nhiều lúc tôi tự hỏi
không biết có phải CIA mới là độc giả thực sự những phóng sự này
không nữa. Ý tôi là ở New York hình như chẳng có ai đọc chúng cả.
Các phóng viên thường trú tại địa bàn thường gửi về những bài viết
dài đến 15.000 từ, những bài viết này được cắt gọt lại thành một bài
báo dài 750 từ với nội dung ngược lại hoàn toàn những gì được
phản ánh từ địa bàn. Tôi có cảm giác là CIA là độc giả duy nhất có
thể đánh giá cao giá trị của những gì Time đang truyền về qua
đường điện tín của mình. Tôi luôn cho rằng CIA có một thỏa thuận
ngầm với Time. Đó là lý do tại sao người ta phải liều mạng lùng
kiếm những thông tin tốt để rồi sau đó bị xếp xó.”
Khi tôi hỏi Turner là có bao giờ ông ta tiến hành một cuộc kiểm
tra an ninh đối với Phạm Xuân Ẩn hoặc đề cập những mối nghi ngờ
của mình với các nhân viên tình báo hay không, thì Turner thừa
nhận: “Dường như không một ai có thể tin rằng Phạm Xuân Ẩn là
một mối đe dọa an ninh, và tôi sẽ không đời nào đề cập chuyện đó
với tình báo Anh hay tình báo Mỹ. Tôi sợ là họ sẽ co vòi lại và không
nói chuyện với tôi nữa.” Bản thân Turner cũng đã là một nhân vật bị
đặt ra ngoài lề ở Sài Gòn. “Họ cho rằng tôi đại diện cho một cơ quan
tình báo Anh, và tôi không được đối xử tử tế như khi tôi làm việc
cho báo chí Mỹ.” Để lo giữ trong sạch cho chính mình, Turner kiềm
chế những mối nghi ngờ đó. Chính người có khả năng lột trần vỏ
bọc của Phạm Xuân Ẩn lại cố hết sức để giữ nguyên không bóc nó
ra.
“Ẩn phải tự trách mình thôi,” Turner nói về việc Phạm Xuân Ẩn
rời khỏi