tự vệ cấp địa phương và của làng xã. “Những con số này là chính
xác,” Phạm Xuân Ẩn nói. “Người Mỹ và chính phủ Việt Nam Cộng
hòa thu giữ được rất nhiều tài liệu của đối phương. Họ chuyển
chúng cho Cục Điều tra Hình sự (CID) để dịch. Tôi dựa vào Phủ Đặc
ủy Trung ương
Tình báo Việt Nam và vào tình báo quân đội Nam Việt Nam, an
ninh quân đội Nam Việt Nam, và mật vụ Sài Gòn để được xem
những tài liệu này, thứ mà tôi đọc rồi phân tích hàng ngày.” Phạm
Xuân Ẩn che giấu dấu vết của mình bằng cách chỉ cho đăng những
thông tin đã được biết từ trước ở miền Nam, chứ không bao giờ là
những thông tin ông nhận được từ cấp trên cộng sản của mình. “Đó
là con đường một chiều,” ông nói. “Như thế là vì lý do an ninh.”
“Tôi không thể nói rằng mình đang sử dụng những tài liệu từ
CIO, tôi phải nói rằng tôi đang trích dẫn những ‘nguồn đáng tin
cậy’. Những tài liệu của cộng sản là quá đủ tin cậy rồi,” Phạm Xuân
Ẩn vừa nói vừa bật cười, thích thú với ý nghĩ về “sự đáng tin cậy”
trong cuộc chiến không có gì là chắc vào hạng nhất này. Những bài
xã luận của Phạm Xuân Ẩn cũng có tác dụng cảnh báo cho cộng sản
biết rằng đối phương ở miền Nam đã biết những gì về họ. “Họ nên
biết rằng bất kỳ điều gì tôi viết về cộng sản cũng dựa vào những tài
liệu thu giữ được. Họ cần phải cảnh giác. Ví dụ như tất cả những
nghị quyết của cộng sản, tôi đều biết rõ qua tiếng Anh hơn là tiếng
Việt. Đây đúng là điều rầy rà đối với tôi,” Phạm Xuân Ẩn mỉm cười
nói.
Phạm Xuân Ẩn còn có một nguồn thông tin khác thậm chí quan
trọng hơn cả những tài liệu thu giữ được của cộng sản. Ngày nào
cũng vậy, ông tận mắt nhìn thấy những dữ liệu tình báo còn thô qua
các cuộc thẩm vấn quân sự, gồm cả thẩm vấn những đảng viên cộng
sản chiêu hồi. Những dữ liệu này có thể không hữu ích cho công
việc báo chí hàng ngày của ông, nhưng lại là vô giá đối với công việc
điệp viên. Phạm Xuân Ẩn thông báo kịp thời cho tình báo miền Bắc
Việt Nam về bất kỳ sơ hở nào trong các hoạt động của họ. Ông là