trên máy bay, chỉ tay vào ông. Một giọng nói oang oang cất lên qua
loa, gọi ông bằng bí danh, trong khi tụi lính dùng thang dây tụt
xuống đất. Nguyễn Văn Thương bắn cháy cánh quạt bằng khẩu
súng ngắn của mình. Chiếc trực thăng đâm sầm xuống một cánh
đồng và nổ tung. Thương giấu tài liệu của mình cùng một nghìn đô
la tiền mặt trong một con mương rồi bắt đầu chạy băng qua cánh
đồng lúa.
Một tiểu đoàn lính dù săn lùng ông. Ông bị bao vây bởi 400 lính
Mỹ và 300 lính Nam Việt Nam. Với 21 viên đạn còn lại, ông tiêu diệt
21 lính địch. Ông nhảy vào một công sự để trốn nhưng rồi lại bị lùa
ra bằng khí ngạt và bị bắt sống rồi cho lên trực thăng đưa về một
căn cứ quân sự của Mỹ. Tại đây ông phải đối mặt với cám dỗ. “Một
đứa con gái đẹp đến phục vụ tôi. Nó mời tôi tham gia chương trình
‘chiêu hồi’. Thêm những đứa con gái xinh đẹp khác đến, thủ thỉ, cố
tìm cách thuyết phục tôi khai nhận tên tuổi của mình. Một tên đại tá
Mỹ bắt đầu tra khảo tôi bằng tiếng Việt. Tôi khai với hắn tôi là một
nông dân, nhưng chúng kiểm tra bàn chân để xem tôi có đi dép cao
su không. Chúng thấy là tôi toàn đi giày. Chúng kiểm tra cả tay tôi.
Tay tôi không có vết chai của một người làm ruộng.”
Viên đại tá hứa hẹn cho Nguyễn Văn Thương một trăm nghìn đô
la và một biệt thự lộng lẫy nếu ông chịu khai ra đồng đội mình và
đứng về phía Mỹ. Họ sẽ phong cho ông quân hàm trung tá. Họ sẽ
cho ông một chiếc Mercedes và rất nhiều gái. Trong khi ông Thương
kể lại những gì xảy ra tiếp theo, ngôi nhà ngập tràn mùi thức ăn của
bữa trưa từ trong bếp. Bầu không khí vốn đã ẩm ướt đặc quánh lại
với mùi hành tỏi. Bà vợ ông Thương ra mở rồi lại đóng cổng trước
trong khi các thành viên trong gia đình lũ lượt đi qua phòng khách.
Đó là con trai ông Thương đi làm về và hai đứa cháu trai ông cùng
một cô cháu gái, cô bé mặc một chiếc áo đồng phục học sinh màu
xanh với chiếc khăn quàng đỏ trên cổ.
“Tôi có thể cứu được mình, nhưng tôi chọn cách cứu mạng lưới
của tôi,” ông Thương nói. “Thực ra tôi biết tên của nhiều người liên