Ngoài công việc nội trợ ra, bà Quyên còn rang hạt dưa, mang ra chợ
đêm bán. Bà vừa thay chồng làm bổn phận người bố vừa đảm đương vai trò
người mẹ, tần tảo sớm khuya nuôi con ăn học. Được cái Tông Nguyên ham
học, anh học lên đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, nhờ thành tích học tập xuất sắc,
anh liên tục được thử sức trong môi trường học tập và làm việc ở nước
ngoài. Ban đầu Tông Nguyên có một cuộc sống ổn định ở nước Mỹ, anh
từng lên kế hoạch đón bà Quyên sang sống cùng nhưng một lần bà sang
thăm vợ chồng anh khi họ mới cưới, bà chỉ ở lại mấy ngày mà đã không
thích ứng được. Sau này anh định đưa vợ về nước định cư thì người vợ
phản đối kịch liệt, anh đành phải từ bỏ hôn nhân của mình để trở về chăm
sóc bà mẹ kế.
Không ngờ duyên phận của anh và Lệ Sảnh là do bà làm mối.
Một lần bệnh đau lưng của bà tái phát, trong thời gian nằm viện, Lệ
Sảnh đặc biệt quan tâm, chăm sóc bà cẩn thận khiến bà vô cùng xúc động.
Từ góc độ của một bệnh nhân, bà thấy cô ý tá trưởng quả là người có tấm
lòng nhân hậu và tinh thần trách nhiệm cao, không chỉ vì bà ở phòng bệnh
cao cấp mới được cô chăm sóc đặc biệt mà đối với tất cả bệnh nhân, cô đều
quan tâm và chăm sóc như người thân trong nhà. Những bệnh nhân cùng
phòng với bà cũng hết lời khen ngợi, đánh giá cao cô y tá trưởng xinh đẹp.
Khi mới về nước, Tông Nguyên không màng đến chuyện tình cảm yêu
đương. Bà mẹ trăn trở, mong anh gặp được người phụ nữ phù hợp, sớm yên
bề gia thất để nhân lúc xương cốt còn dẻo dai, bà có thể giúp vợ chồng anh
chăm sóc con cái một vài năm. Bằng không thêm mấy năm nữa già yếu
không ngồi dậy nổi, bà không giúp được gì mà còn trở thành gánh nặng của
anh nữa.
Bà Quyên thủ thỉ với Tông Nguyên:
- Con trai, mẹ chọn cho con một cô gái không thể chê vào đâu được,
làm việc cẩn thận, tính tình dịu dàng, biết chịu đựng gian khổ. Nhưn nếu