đúng năm nghìn tệ để sắm sửa đồ dùng sinh hoạt, vì hạnh phúc mà chấp
nhận sống quay quắt nghèo khổ.
Trong năm thứ ba Lý Dương đi làm, cơ quan từng có một đợt mua nhà
trả góp danh cho nhân viên. Tiếc là hệ số lương của anh thiếu mất 0,5 nên
để tuột mất căn hộ ở ven biển với diện tích 86m2. Khi đó lãnh đạo đã an ủi
rằng: “Cậu vẫn còn trẻ lại là người có tiền đồ, sau này nhất định sẽ còn có
nhiều cơ hội, tính toán gì một căn hộ nhỏ? Đàn ông con trai nên có lý tưởng
cao xa, đừng quá lưu tâm đến chút lợi ích trước mắt”. Lý Dương cũng nghĩ
như vậy nên không quá bận tâm đến chuyện này, anh chỉ buồn rầu chút xíu
rồi nhanh chóng điều chỉnh cảm xúc, vui vẻ trở về với quỹ đạo quen thuộc
của mình.
Cứ ở mãi nhà thuê, nhiều lúc muốn mua sắm thêm đồ đạc hay trang trí
nhà cửa cũng phải lưỡng lự. Đầu tư tiền bạc cho nhà thuê không khác gì
việc ném tiền xuống nước, phí công nhọc sức mà chẳng được tích sự gì cả.
Ví như có lần, Lý Dương và Điền Ca chi hơn một nghìn tệ làm bức tường
nghệ thuật trong phòng ngủ, ai ngờ mới hết một năm, chủ nhà đột nhiên đòi
nâng giá thuê nhà lên 50%. Tiếp tục ký hợp đồng hay không đây? Hai vợ
chồng cùng nhau bàn tính, họ muốn ở tiếp nhưng do áp lực kinh tế quá lớn
nên đành phải đi thuê nhà khác, phí hoài cả bức tường nghệ thuật vừa làm.
Hay có lần hai người đi tản bộ, bắt gặp một cái bình sứ trông hay hay, Lý
Dương muốn mua nhưng Điền Ca lại chần chừ một lát rồi gạt đi: “Bình hoa
đắt như vậy mà làm gì, nhỡ nay mai phải chuyển nhà nữa, va chạm đỗ vỡ
đâu đó, chẳng phải đáng tiếc ư?”.
Thấy quần áo của Điền Ca toàn nhồi nhét trong thùng giấy hết ngày
này sang ngày khác, trông vô cùng tạm bợ nên Lý Dương muốn mua thêm
tủ áo. Điền Ca vội nói khéo: “Chịu khó tạm bợ một thời gian, đợi đến khi
mình có nhà riêng thì mua hẳn tủ gỗ xịn cho sướng!”.
Thời kỳ thuê nhà, bất kể cái gì cũng như là “đối phó”, sống đối phó,
chuyện này đối phó, chuyện kia đối phó. Cảm giác đó thật chẳng dễ chịu