Gốc rễ của khoa học thần kinh tiếp thị có thể được tính từ thời điểm nhà khoa học
thần kinh Antonio Damasio khẳng định hơn một thập kỷ trước đây, rằng con người sử
dụng những phần thuộc về cảm xúc trong não bộ của họ (không phải chỉ sử dụng
phần não bộ thuộc về lý trí) khi họ đưa ra các quyết định. Trong chương sách viết về
dấu ấn thể xác, nghiên cứu của Damasio có tác động rất lớn, đặc biệt là cuốn sách Sai
lầm của Descartes: Cảm xúc, Lý trí và Bộ não Con người (Descartes’s Errors:
Emotion, Reason and the Human Brain) (New York: Penguin Books, 2005) và Cảm
xúc về những gì Xảy ra: Thân thể và Xúc cảm trong Quyết định Lý trí (The Feeling
of What Happens: Body and Emotion in the Making of Consciousness) (New York:
Harvest Books, 2000). Cuốn sách này hẳn sẽ không có những giả thiết về dấu ấn thể
xác nếu không có nghiên cứu của Tiến sĩ Damasio – chính ông đã sáng tạo ra khái
niệm này – và tôi biết ơn ông và nhóm của ông, đặc biệt là vợ của ông, Tiến sĩ
Hannah Damasio – công lao của bà là không thể đong đếm được. Trung tâm tư vấn
của Tiến sĩ Robert Heath có trụ sở tại Anh Quốc cũng mang lại rất nhiều ý tưởng cho
chương viết về đề tài này của tôi.
Trong chương sách nói về các giác quan của con người, tôi biết ơn các đồng nghiệp ở
một trong số các công ty của tôi, hãng nghiên cứu giác quan THƯƠNG HIỆU, cũng
như Firmenich vì những đóng góp và ủng hộ của ông. Vào ngày 10 tháng Bảy năm
200, trên tờ New York Times, Melen Z.Ryzix đã viết một bài báo rất tuyệt vời về sự bền
vững và sự phổ biến đến kinh khủng của nhạc chuông Nokia. Trong chương sách viết
về Quizmania, một trang Web lạ thường được biết đến với tên gọi Những-thất-bại-
Thương-hiệu đã hướng sự tập trung của tôi vào một số những sản phẩm được kỳ vọng
rất cao, nhưng trên thực tế lại không đáp ứng nổi một phần kỳ vọng của người làm
tiếp thị.
Và trong chương sách viết về tình dục trong quảng cáo, tôi đánh giá rất cao những
thông tin hữu ích trong một trang Web có cái tên rất giản dị
http://www.sexinadvertising.blogspot.com – cũng như bài báo rất hay ra vào tháng Ba
năm 2007 trên tờ The Economist có tên gọi là “The Big Turn Off”, trong đó khám phá
ra sự khác biệt trong ứng xử giữa đàn ông và đàn bà khi bắt gặp một quảng cáo gợi