3. NHỮNG GÌ CÔ ẤY CÓ, TÔI CŨNG SẼ CÓ
Khi những Tế bào Thần kinh Phản chiếu hoạt động
NĂM 2004, STEVE JOBS - CEO, Chủ tịch và là người đồng sáng lập công ty Apple
đang dạo bước trên Đại lộ Madison của thành phố New York thì bất chợt nhận ra một
điều thú vị và ông rất phấn khích với điều này. Hoan hô những đôi tai nghe màu
trắng! (hãy nhớ rằng, cho tới thời điểm đó, hầu hết các đôi tai nghe đều có màu đen
cơ bản chán ngắt). Vòng qua gáy hay quấn quanh tai, lủng lẳng trước ngực, lấp ló thò
ra từ túi quần hay túi xách hay ba lô. Những đôi tai nghe xuất hiện ở khắp nơi. “Cần
phải có ai đó, ồ, trong mỗi tòa nhà, đeo một đôi tai nghe màu trắng, và tôi nghĩ, “Ôi
Chúa ơi, điều đó phải diễn ra,” Jobs đã kể lại câu chuyện này không lâu sau khi công
ty của ông cho ra đời sản phẩm iPod thành công rực rỡ.
Bạn có thể cho rằng sự phổ biến của máy iPod (và việc người ta cứ nhặng xị lên vì đôi
tai nghe màu trắng có tính biểu tượng ấy) chỉ là một thứ mốt thời thượng. Một số khác
thậm chí gọi nó là một cuộc cách mạng. Nhưng nhìn từ quan điểm của khoa học thần
kinh tiếp thị, điều mà Jobs đã nhìn thấy không gì khác chính là sự chiến thắng của
một khu vực trong não bộ có liên quan tới cái gọi là những “tế bào thần kinh gương”
hay “tế bào thần kinh phản chiếu” (mirror neuron).
Năm 1992, một nhà khoa học người Italy tên là Giacomo Rizzolatti và nhóm nghiên
cứu của ông ta ở Parma, Italy đã nghiên cứu bộ não của một giống khỉ - khỉ Macca –
với hi vọng tìm thấy cách tổ chức của bộ máy điều khiển hành vi trong não bộ. Đặc
biệt là, họ đã khám phá ra một phần trong bộ não của khỉ Macca được các nhà khoa
học thần kinh gọi là F5, hay là bộ phận tiền vận động, trong đó thu nạp các hoạt động
khi các con khỉ thực hiện một số động tác nhất định, như là nhặt một hạt đậu. Thú vị
hơn nữa, họ còn quan sát thấy các tế bào thần kinh của khỉ Macca không chỉ sáng lên
khi chúng chạm vào hạt lạc, mà cả khi nhìn thấy những con khỉ khác cầm hạt lạc lên
– điều này đã khiến cả nhóm của Rizzolatti rất ngạc nhiên, bởi vì thông thường các tế