bào thần kinh trong khu vực tiền vận động của não bộ không đáp ứng với các tác
động thị giác.
Vào một buổi chiều mùa hè đặc biệt nóng bức, Rizzolatti và nhóm của ông đã quan
sát thấy điều kỳ lạ nhất khi một trong những sinh viên vui tính của Tiến sĩ Rizzolatti
quay trở lại phòng thí nghiệm sau bữa trưa, trên tay đang cầm một cốc kem, và anh
này nhận thấy có một con khỉ Macca đang nhìn chằm chằm vào anh, rất lâu. Khi
người sinh viên này đưa cốc kem lên miệng, cắn một miếng, thì chiếc máy điều khiển
điện năng gắn với với khu vực thần kinh tiền vận động của con khỉ này sáng lên –
bripp, bripp, bripp.
Con khỉ đã không hề cử động. Nó không hề giơ tay hay liếm cốc kem; nó thậm chí
còn chẳng cầm gì trên tay. Nhưng đơn giản chỉ là quan sát người sinh viên đưa cốc
kem lên miệng, bộ não của con khỉ đã bắt chước cử chỉ đấy chính xác một cách có ý
thức.
Hiện tượng lý thú này được Rizzolatti sau này gọi là vùng “tế bào thần kinh phản
chiếu” trong công việc – các tế bào thần kinh đã phát sáng khi một hành động diễn ra
có một hành động chính xác như vậy được diễn lại. “Chúng tôi phải mất vài năm mới
dám tin vào những gì mình đã nhìn thấy”, sau này ông kể lại như vậy.
Nhưng các tế bào thần kinh phản chiếu của con khỉ không sáng lên với bất cứ cử chỉ
nào của anh sinh viên vui vẻ kia, hay của một con khỉ khác. Nhóm nghiên cứu của
Rizzolatti đã chứng minh được rằng các tế bào thần kinh phản chiếu của khỉ Macca chỉ
phản ứng với những gì được gọi là “hành vi mục tiêu” – nghĩa là những hành động
bao gồm một đối tượng, như đang nhặt một hạt lạc hay đang đưa cốc kem lên miệng,
và đối lập với một hành động ngẫu nhiên, kiểu như đi qua căn phòng hay đơn giản là
đứng ở đó khoanh tay vào nhau.
Liệu não bộ của con người có phản ứng tương tự như vậy? Liệu chúng ta cũng bắt
chước những tác động của người khác đối với một vật thể? Ồ, bởi những ràng buộc
hiển nhiên về mặt đạo đức mà các nhà khoa học không thể đặt một bản điện cực vào