Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền
| 20
CHƢƠNG 3
SỨC KHỎE TRONG TẦM TAY CHÚNG TA
Mục tiêu và khát vọng cuối cùng của con ngƣời trên cõi đời này là đƣơc tự do. Thử
nghĩ xem, nếu trong cuộc sống bạn làm chủ đƣợc thời gian, tiền bạc, bạn có thể làm
những điều bạn thích, hoàn toàn tự do tự tại, thích đi đâu thì đi, đó mới là cuộc sống
tƣơi đẹp hoàn mỹ. Nhƣng bạn cũng phải biết rằng, tự do về sức khỏe là mục tiêu tự do
đầu tiên của bạn, tất cả mọi thứ trên đời này đều phải lấy sức khỏe làm gốc. Bởi lẽ nếu
mất sức khỏe, bạn bỏ lại ngƣời thân, bạn bè, tiền của, gia sản, sự nghiệp, một mình
bạn ra đi dời khỏi cõi đời này, bi kịch thuộc về gia đình bạn. Đặc biệt là giới tri thức
cao, giới khoa học, giới nghệ sĩ, giới doanh nhân,... đều vì sức khỏe có vấn đề mà ra đi
từ biệt chúng ta rất sớm. Họ ra đi là một tổn thất lớn cho xã hội, và cũng là tổn thất
cho mỗi chúng ta.
Coi trọng sức khỏe dù có nói nghiêm trọng đến đâu cũng không hề là quá. Và chỉ có
những ngƣời bị cuộc sống cho một bài học nhớ đời về sức khỏe do bàng quang thờ ơ
với nó, những ngƣời từ cõi chết trở về mới thấm thía sức khỏe quan trọng đến nhƣờng
nào. Chúng ta đã chứng kiến những ngƣời từ cõi chết trở về họ thay đổi hoàn toàn,
không còn kỳ kèo bất kể vấn đề gì trong cuộc sống mà chỉ chú ý quan tâm đến sức
khỏe mà thôi. Sức khỏe là đƣờng ranh giới cuối cùng, chúng ta đừng bƣớc qua. Xã hội
này có biết bao ngƣời dùng mạng của mình để kiếm tiền, nhƣng cuối cùng cũng chẳng
thể dùng tiền để cứu sống mạng mình đƣợc. Cuộc sống này có biết bao ngƣời vì không
còn sức khỏe mà gia sản biến thành di sản, đơn độc một mình vĩnh biệt cuộc sống. Hỏi
bạn có muốn bị bệnh không, chắc chắn bạn sẽ trả lời là không. Nhƣng bản thân bạn đã
làm những gì để ngăn không bị nhiễm bệnh? Bạn đã đầu tƣ bao nhiêu cho sức khỏe?
Rất nhiều ngƣời ngày nào cũng hô hào tôi muốn khỏe mạnh, nhƣng ngày ngày vẫn
làm những việc mà làm tổn hại đến sức khỏe của mình.
Cũng có nhiều ngƣời nói rằng tiền không có thì không làm gì đƣợc. Sau khi có ít tiền
rồi, yên tâm hơn, đi khám bệnh không lo thiếu tiền nữa. Có một lần tôi đi ăn cơm với
một ngƣời bạn học đại học, anh ấy là một bác sĩ giỏi của khoa huyết học tại một bệnh
viện nổi tiếng. Trong lúc vừa ăn vừa nói chuyện, tôi hỏi: “Các cậu một ngày nhiều
nhất giúp bệnh nhân tiêu bao nhiêu tiền?”. Anh bạn tôi trả lời: “Một chục, hai chục
nghìn (nhân dân tệ) là chuyện thƣờng!”. Bệnh nhân khoa huyết học điều trị không bao
giờ chỉ có vài tháng hoặc nửa năm, thƣờng là phải vài năm. Bạn thử tính xem phải tiêu
tốn bao nhiều tiền? Không chỉ khoa huyết học nhƣ vậy, ở khoa lâm sàng chúng tôi làm
việc cũng thƣờng gặp một thực tế nhƣ sau. Một gia đình ở mức trung lƣu, đang từ giàu
có xuống thành bần hàn chỉ sau một đợt bệnh nan y. Với thâm niên 20 năm trong
ngành y, tôi hiểu rõ triết lý có tiền không mua đƣợc sức khỏe, chỉ có những ai hiểu
rằng làm thế nào để có kiến thức giữ gìn sức khỏe thì ngƣời đó mới sở hữu sức khỏe
trong tay. Mặc dù để duy trì sức khỏe cần có một chút phí, nhƣng sức khỏe có đƣợc
không phải vấn đề đòi hỏi bạn có năng lực tài chính hay không. Để duy trì sức khỏe
tốt, bạn phải kết hợp kiến thức và quan niệm đúng về sức khỏe. Có ngƣời phó mặc sức
khỏe của mình cho bác sĩ nhƣng chính họ không biết việc làm này nguy hiểm đến mức
nào. Một ngƣời bạn của tôi là bác sĩ khoa ngoại có lần gọi điện cho tôi và nói là anh ấy
bị phẫu thuật, tôi hốt hoảng lo lắng hỏi tại sao, anh ấy nói là bị viêm túi mật mãn tính.