mở rộng tới trung tâm của Trung Quốc, đạt tới đỉnh điểm của sự tàn nhẫn
trong Thảm sát Nam Kinh năm 1937. Mặc dù Mỹ quan sát sự hung hăng của
Nhật Bản trước đồng minh của mình với nỗi khiếp đảm, Tổng thống
Franklin Roosevelt ban đầu vẫn kiềm chế hành động, thậm chí ngay cả khi
Nhật Bản ném bom một tàu chiến Mỹ trong lúc tàu này đang di tản công dân
Mỹ khỏi Nam Kinh.
Tuy nhiên, trong những năm sau đó, Mỹ bắt đầu gia tăng viện trợ cho
Trung Quốc và áp đặt cấm vận kinh tế ngày càng khắc nghiệt lên Nhật Bản.
Do đảo quốc này phụ thuộc hầu hết vào việc nhập khẩu các loại vật liệu thô
thiết yếu như dầu mỏ, cao su và sắt phế liệu, và vì Nhật Bản xem mở rộng
lãnh thổ là hành động quan trọng trong việc thu thập tài nguyên thiên nhiên
cũng như cho tương lai của mình như một đại cường, các lãnh đạo nước này
xem hành động ngăn chặn của Mỹ là mối đe dọa chết người. Như Đại sứ
Nhật Bản Kichisaburo Nomura đã nói với Washington vào ngày 2 tháng 12
năm 1941: “Người Nhật tin rằng… họ đang bị đặt dưới sức ép nghiêm trọng
từ phía Mỹ để buộc phải phục tùng quan điểm của Mỹ; và tiến hành chiến
tranh còn hơn phải chịu thua trước sức ép.”
Trong khi Nhật Bản tiến hành thương lượng với phe Trục ở châu Âu,
chính phủ Vichy ở Pháp và Liên Xô để đạt được những thỏa thuận cho phép
Nhật có thể bành trướng lãnh thổ dễ dàng hơn ở Đông Nam Á thì Mỹ cắt đứt
đàm phán với Nhật Bản. Theo sử gia Richard Storry, Washington tin rằng
Nhật Bản “đang vẽ lại bản đồ châu Á để loại bỏ phương Tây”. Khi cấm vận
bị thắt chặt, đại sứ Mỹ ở Tokyo Joseph Grew đã viết trong nhật ký của mình:
“Một cái vòng luẩn quẩn của sự trả thù và phản đòn đang xảy ra… Kết cục
rõ ràng nhất chính là chiến tranh.”
Cấm vận dầu mỏ của FDR vào tháng 8 năm 1941 là giọt nước tràn ly đối
với Nhật Bản. Như cựu quan chức Bộ Ngoại giao Charles Maechling đã giải
thích: “Mặc dù dầu mỏ không phải là lý do duy nhất khiến cho quan hệ trở
nên xấu đi, nhưng một khi nó đã được sử dụng như vũ khí ngoại giao, thù
địch là điều không thể tránh khỏi. Mỹ đã liều lĩnh cắt đứt mạch máu năng
lượng của một đối thủ hùng mạnh mà không để tâm tới những hệ quả bùng