ĐỊNH MỆNH CHIẾN TRANH - MỸ VÀ TRUNG QUỐC CÓ THỂ THOÁT BẪY THUCYDIDES? - Trang 37

Chắc chắn, kể từ khủng hoảng tài chính và Đại Suy thoái năm 2008, nền

kinh tế Trung Quốc đã thật sự phát triển chậm lại, từ trung bình 10% trong
thập niên trước năm 2008 xuống còn 6-7% trong các năm 2015 và 2016.
Thế nhưng, trong khi tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã suy giảm khoảng
1/3 so với trước khi khủng hoảng, tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã suy giảm
đến một nửa. Nền kinh tế “đang phục hồi” của Mỹ chỉ tăng trưởng trung
bình 2,1% mỗi năm trong những năm trước Đại Suy thoái. Trong khi đó,
kinh tế các nước EU tăng trưởng 1,3% hằng năm từ đó cho tới nay và tiếp
tục trì trệ. Tình trạng tương tự xảy ra với Nhật Bản, với tốc độ tăng trưởng
trung bình chỉ 1,2% trong suốt giai đoạn trên

*

. Đối với tất cả những ồn ào

xoay quanh sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc, hãy nhớ lấy một sự thật
hiển nhiên: Kể từ Đại Suy thoái, đến 40% tăng trưởng kinh tế toàn cầu tập
trung ở một quốc gia - Trung Quốc

*

.

Liệu thành Rome có thể được xây chỉ trong hai tuần?

Năm 1980, rất hiếm khách du lịch Mỹ tới thăm Trung Quốc. Đất nước

này khi đó chỉ mới “mở cửa” với phương Tây, và việc đi lại giữa hai bên vẫn
còn khó khăn. Những ai đã tới thăm Trung Quốc đều nhận thấy đất nước này
dường như vẫn còn phảng phất hình ảnh của một thời quá vãng: rộng lớn,
quê mùa, trì trệ, bí hiểm và im lìm. Họ nhìn thấy những căn nhà được dựng
bằng tre bên cạnh những khu chung cư xập xệ kiểu Liên Xô; đường phố đầy
xe đạp, và người đạp xe đều mặc những bộ đồ đại cán giống hệt phong cách
của Mao Trạch Đông. Khách du lịch theo đường biển tới từ Hồng Kông sẽ
nhìn thấy những cánh đồng trống rỗng ở Quảng Châu và Thâm Quyến, với
một vài ngôi làng nằm rải rác. Dù đi đến đâu, người Mỹ đều nhận thấy sự
nghèo đói: 88% trong tổng số 1 tỷ công dân Trung Quốc phải vật lộn để
mưu sinh - như họ vẫn thế suốt hàng nghìn năm trước Cách mạng Công
nghiệp - với thu nhập ít hơn 2 đô la Mỹ mỗi ngày.

Những đường phố trước đây vắng bóng xe cộ ở Bắc Kinh nay được lấp

đầy bởi hơn 6 triệu xe hơi. Nhìn lại nhiệm vụ ngoại giao bí mật của ông tại
Trung Quốc đầu thập niên 1970, Henry Kissinger - vị Ngoại trưởng Mỹ
đóng vai trò quan trọng trong việc mở cửa Trung Quốc cho phương Tây - đã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.