(xác suất đa số) hay không (xác suất thiểu số), khi mà động cơ, tình thế và
các động thái của nó về căn bản giống như 16 trường hợp đã được phân tích
so sánh.
Sự phân tích kinh nghiệm, thể hiện tầm khái quát rộng lẫn tri thức chuyên
môn sâu sắc, giúp Allison xác lập cơ sở diễn dịch kinh nghiệm và suy lý
tương lai, để hiểu và phán đoán cách ứng xử của Mỹ và Trung Quốc trong
cuộc đấu đang diễn ra. Đây cũng là một trong những căn cứ quan trọng bậc
nhất để nhận diện khả năng, tính hiện thực của cuộc xung đột Mỹ - Trung
hiện nay.
Nhưng rõ ràng chỉ sự phân tích kinh nghiệm, dù với cách tiếp cận “nghiên
cứu so sánh” hiệu quả bậc nhất, cũng sẽ không thể đưa ra những nhận định
và dự báo đầy đủ sức thuyết phục cho một biến cố mang tầm lịch sử của thời
hiện đại. Loài người đã chuyển sang một thời đại mới, khác căn bản về chất.
Còn hai đấu thủ - Mỹ và Trung Quốc - là những thế lực mới hoàn toàn, trên
mọi phương diện, không phải là bất cứ cặp đấu nào trong số 16 cuộc đấu mà
loài người từng chứng kiến.
Đó là căn cứ giải thích tại sao Allison lại dành phần lớn hơn của cuốn
sách (ít nhất là 5 chương) để mổ xẻ tình thế của Mỹ và Trung Quốc hiện tại,
làm rõ động cơ, thực lực, các điều kiện quy định (ví dụ như văn hóa, ý thức
hệ,…), sự toan tính chiến lược của mỗi bên (so với chỉ 3 chương bàn về lịch
sử). Thậm chí, cuốn sách còn dành nhiều đoạn đặc biệt hấp dẫn đề cập đến
những phẩm chất và năng lực nổi bật của hai cá nhân đang “cầm trịch” cuộc
chơi - Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình. Allison hiểu rõ
rằng trong “sự trớ trêu của lịch sử”, nhiều khi, những phẩm chất và năng lực
cá nhân chính là những yếu tố tạo nên cái ngẫu nhiên - định mệnh của các
quốc gia - dân tộc.
Như một tuyến quan trọng bậc nhất của mạch phân tích, cuốn sách cố
gắng làm rõ thêm lịch sử Trung Quốc vốn đầy bí ẩn. Trung Quốc có nền văn
minh lâu đời bậc nhất nhân loại, có nền văn hóa đặc sắc và rực rỡ. Thế
nhưng vận mệnh Trung Quốc có nhiều thăng trầm. Trung Quốc đã từng là