ĐỊNH TƯỜNG - XƯA VÀ NAY - Trang 137

Giờ phút này Chiêu Tăng, Chiêu Sương mới hết dám coi thường

Nguyễn Huệ. Nhưng đã muộn rồi. Manh giáp chẳng còn, hai Đại tướng
Xiêm dẫn đám binh tàn bỏ hết chiến thuyền, tranh nhau thoát thân lên bờ.

Một tiếng pháo hiệu nổ vang. Tướng sĩ Tây Sơn cũng đã mai phục sẵn

trên bộ từ lâu, đổ xô ra chận đánh quân Xiêm càng dữ dội hơn. Té ra đúng
như chỗ dự liệu của Nguyễn Huệ, nhất nhất quân Xiêm lọt vào lưới bủa.

Rạch Gầm từ đây muôn thủa ghi nét vàng son trên lịch-sử. Trận Rạch

Gầm vô cùng oanh liệt, chứng tỏ oai hùng và mưu lược của Bắc Bình
Vương Nguyễn Huệ trí toán chẳng kém Khổng Minh, tài cầm quân không
nhường Hàn Tín.

Một trận Rạch Gầm đủ chôn vùi tên tuổi hai viên tướng Xiêm Chiêu

Tăng và Chiêu Sương hữu dũng vô mưu. Ba trăm chiến thuyền Xiêm không
còn một chiếc. Hai mươi ngàn quân Xiêm chỉ còn sót vài ngàn băng rừng
vượt núi chạy về Vọng-Các thẳng một mạch, chẳng dám quay đầu ngó lại.

Nghe tin cấp báo quân Xiêm đại bại, chúa Nguyễn Ánh chạy mặt

Nguyễn Huệ, quay lại Cần Thơ rồi ra hòn Thổ châu, Cổ cốt, qua Xiêm lánh
thân lần nữa !

Trận Rạch Gầm ! Quang Trung Nguyễn Huệ đại phá hai vạn quân

Xiêm, dẹp tan 300 chiến thuyền, chứng tỏ tinh thần chiến đấu của nòi Việt
có thừa anh dũng để chống cự với cường lân địch quốc bất cứ từ đâu đến.
Huống chi, sau này, năm Kỷ Dậu 1789, Quang Trung Nguyễn Huệ còn
thêm đại phá 20 vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị thống lãnh, còn thêm nét
kiêu hùng dũng cảm của nòi Việt biết bao.

Quí bạn đọc xem qua bài lược sử trận đánh Rạch-Gầm mà chúng tôi đã

tường thuật kẻ có tâm chí hoài bão đến Quê hương, có đáng buồn, đáng tủi
cho đất nước ta thời ấy không ? Cũng vì dãy gấm vóc non sông nầy, mà
Gia-Long cầu viện ngoại bang, cõng rắn về cắn gà nhà, gây cảnh núi xương

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.