ĐỊNH TƯỜNG - XƯA VÀ NAY - Trang 15

SỬ-LƯỢC

Lịch-sử tỉnh Định-Tường dĩ nhiên khởi thủy đồng thời với Nam-phần

Việt-Nam, lúc trước có tên là Nam-Kỳ Lục-tỉnh.

Do công trình khảo cứu của nhiều học giả thì từ thế kỷ thứ nhứt đến

thế kỷ thứ sáu Cơ Đốc kỷ nguyên, miền Nam Việt-Nam và Cao-Miên ngày
nay do dân-tộc Phù-Nam chiếm trị.

Sau đó nước Phù-Nam sụp đổ, trong một khoảng thời-gian suốt ngàn

năm, trên dãy đất hoang vu mà ban sơ người Việt-Nam ta gọi là Thủy-
Chân-Lạp, người Tàu kêu là Cổ Chiêm Thành, sau này người phương Tây
gọi là Basse Cochinchine, rồi Cochinchine, do các nhà hàng hải Bồ-đào-
Nha thấy miền duyên hải miền Nam nước Việt giống như miền duyên hải
xứ Cochin nước Ấn-độ, nên gọi là « Cochin de Chine » tức Cochin gần
nước Tàu (Chine) để cho khỏi lầm với Cochin bên Ấn-độ trên dãy đất rộng
mênh mông nầy, sống rải rác nhiều dân-tộc, người Miên, Chàm, Mã-Lai, và
người Tàu, phần đông chuyên về trồng tỉa hoặc bán buôn mà không có một
chánh-quyền cai-trị nào vững chắc.

NHÂN DÂN TRUNG PHẦN DI CƯ VÀO NAM

Đầu thế kỷ thứ 17, nhân dân miền Nam Trung-phần vùng Quảng-Nam,

Qui-Nhơn, Phú-Yên thường hay mất mùa phải đói khổ luôn, vả lại lúc ấy
Chúa Nguyễn, Chúa Trịnh đánh nhau cho nên số đông dân chúng gánh
gồng, dìu dắt nhau tản cư, tìm nơi an toàn, phì nhiêu mà sanh sống.

Đoàn di dân tiến về phía Nam nước Chiêm-Thành, có lẽ bây giờ là Cù-

Mi, La-gi, đổ bộ lên đất liền, lập nghiệp sanh cư, nơi đấy thuở ấy gọi là Mô
xoài (hay Mô xúy) là vùng đất giữa Biên-Hòa và Phước-Tuy (Bà-Rịa) ngày
nay.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.