Yến đánh bắt vua Miên là Nặc ông Chân, giam ở Quảng-Bình một độ rồi
cho về nước, nhưng phải triều cống và bảo-vệ người Việt-Nam sang làm ăn
trong vùng Đồng-Nai.
Kế đó, từ năm 1658 đến 1759, ngót trăm năm, bao nhiêu lần trong
hoàng tộc Cao-Miên, hoặc giữa anh em, hoặc giữa chú cháu xảy ra những
vụ tranh chấp để dành ngôi vua thì họ cầu cứu cùng chúa Nguyễn, và sau
khi đặng mãn nguyện rồi họ cắt những vùng đất trên Thủy Chân Lạp mà tạ
ơn chúa Nguyễn mà thật sự họ cũng không thiệt thòi gì.
Trong phạm vi nhỏ hẹp thiên khảo cứu về địa phương chí tỉnh Định-
Tường, chúng tôi không thể kể rành mạch từng vị một vua Miên « cầu cứu
» cùng chúa Nguyễn và nay cống tỉnh này, mai dâng tỉnh nọ.
Chúng tôi chỉ thuật qua cuộc di cư quan trọng của nhân-dân miền
Trung tự động vào Nam đầu thế kỷ 17 như trên đã nói, rồi sau đó là cuộc di
dân của bọn người Tàu vào Đông Phố và Định-Tường vào năm 1679, sau
cùng là cuối thế kỷ 17, Thống soái Nguyễn-hữu-Cảnh chiêu mộ những dân
nghèo từ Quảng-Bình vào Nam.
CUỘC DI DÂN CỦA NGƯỜI TÀU VÀO NAM
Năm Kỷ Mùi 1679, Tổng binh thành Long-Môn (Quảng tây) nhà Minh
tên là Dương-ngạn-Địch, Phó tướng là Huỳnh-Tấn và Tổng binh Châu Cao,
Châu Lôi và Châu Liêm (Quảng tây) là Trần-thượng-Xuyên, phó tướng là
Trần-an-Bình, cử binh phản nhà Thanh để mưu khôi phục cơ nghiệp nhà
Minh.
Thất bại, hai vị Tổng binh đem tướng sĩ xuống thuyền chạy sang hải
phận nước Nam, thần phục chúa Nguyễn Hiền Vương.
Chúa Hiền vương có ý nghi lòng thành thật của đoàn người này, bởi vì,
trước đây dưới đời Trần, quân nhà Nguyên đã chẳng có lần muốn mượn
đường Việt Nam xuống đánh Chiêm-Thành, để gây cuộc can qua với Việt-