Nam nhưng cũng không thể xua đuổi họ được bởi lẽ họ đã cố ý xin thần
phục mình.
Nhân đó, Hiền-vương nghĩ cách đưa họ vào đất Thủy Chân Lạp một là
để dùng họ làm những nhân công khai thác các vùng đất hoang, hai là để
tránh xa bọn người chúa không trọn tin.
Thế là nhứt cử lưỡng tiện vậy.
Rồi ngài liền phong quan chức cho bọn Dương Trần và viết thơ giới
thiệu bọn người Trung-Hoa này với Phó vương Nặc ông Non ở Saigon (Prei
Kôi) yêu cầu tiếp nạp trọng hậu mấy người ấy. Thế là bọn quân sĩ trung-
nghĩa của nhà Minh lại phải lên đường. Đến vũng Gành Rái, đoàn người
lưu vong chia ra làm hai ngã :
– Bọn Trần thương Xuyên vào cửa Cần-Giờ, ngược dòng Đồng-Nai đổ
bộ lên đất Ban lây (Biên-Hòa) và Đông-phố (Gia-Định) lập ấp doanh cư ;
– Bọn Dương ngạn Địch và Huỳnh-Tấn theo dòng sông Cửu-Long lên
cắm trại ở một vùng mà ngày nay gọi là Mỹ-Tho.
Bây giờ Ban-lây (Biên-Hòa) là trung tâm điểm của nông-nghiệp và
Thương-nghiệp, vì thế có nhiều nhà buôn bán Âu-châu Trung-Hoa, Mã-Lai,
Nhựt-Bổn, thường lui tới mua bán, đổi chác hàng vật.
Còn vùng đất Mỹ-Tho lại là nơi tiếp nạp những khách hải hồ vô trật tự.
Năm 1688, Phó tướng Long môn là Huỳnh-Tấn giết chủ tướng Dương
ngạn Địch mà cướp lấy binh quyền, tự xưng là Phấn-Dũng hổ oai đại tướng
quân, lập đồn đấp lũy ở phía bắc Mỹ-Tho, cướp bóc khuấy nhiễu cả vùng
Tiền-giang và uy hiếp cả Nam-Vinh (Nam-vang – Phom-Penh). Trước tình
thế loạn lạc trong đất Chân-Lạp do bọn người Tàu gây ra, cố nhiên vua
Chân-Lạp là Nặc-Thu sinh hờn chúa Nguyễn mà bỏ lệ triều cống.
Đường khác, Nặc-Thu nhờ viện binh Xiêm tiến đánh phó vương Ông
Non (thân Việt) ở Sài Côn, nhưng phải bại binh lui về Long Úc (Oudong).