ĐỊNH TƯỜNG - XƯA VÀ NAY - Trang 16

Đoàn khác lại theo dòng thủy triều mà tấp vào một nơi khác trên phần

đất gò nông có nhiều điểu thú đa số là loài công, do đó truyền miệng nhau
gọi là Gò-Công (Khổng-tước-nguyên).

Đoàn người trôi dạt khác lại do theo cửa Cần-Giờ ngược dòng Nhà Bè

trở lên một đồng bằng, có lẽ nơi đây họ gặp nhiều bầy nai thản nhiên ăn cỏ
giữa cảnh thiên nhiên, cho nên đặt tên vùng đất mới là Đồng-Nai (Lộc dã)
tức là Biên Hòa ngày nay.

Lại có toán di dân tản lạc lên tới bình nguyên Prey-Kor mà khai khẩn

ấy là Sài-Côn mà bây giờ là Saigon.

BANG GIAO GIỮA VIỆT VÀ MIÊN

Như trên chúng tôi đã nói, trên mảnh đất hoang dã mênh-mông có tên

Thủy Chân-Lạp, di dân Việt-Nam bắt đầu khai thác, trồng tỉa, nơi đây đã có
rải rác người Cao-Miên mà đa số lười biếng bỏ phế những nguồn lợi thiên
nhiên.

Một lẽ thông thường là người Cao-Miên đa số không chịu nhọc nhằn

để sinh sống, tất nhiên tâm lý cướp giựt đã nảy nở trong quần chúng nghèo
nàn và biếng nhác. Lúc bấy giờ dân Việt-Nam phải bị nhũng nhiễu và mất
mạng rất nhiều, trước những bàn tay của thần dân Miên vương. Lẽ dĩ nhiên
Việt quân phải ra tay để bảo vệ tài sản và sanh mạng của những đồng bào
tha hương ấy.

Sự bang giao chánh thức giữa các chúa Nguyễn với Miên vương khởi

đầu vào năm 1623.

Nguyễn Sãi vương là quốc trượng của vua Chân-Lạp Préas Chenchetta

II lập thuế thương chánh và thương đầu ở xứ Prei Nokor, tức là Saigon.

Năm 1658, để binh vực dân Việt-Nam làm ăn ở Thủy Chân-Lạp bị

ngược đãi, chúa Hiền vương sai Hổ tướng Doanh Phú Yên là Nguyễn-phúc-

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.