ĐỊNH TƯỜNG - XƯA VÀ NAY - Trang 156

Ông vừa sợ vừa mừng, ú ớ giây lâu mới hết kinh hoàng, gọi to các trẻ

mục đồng tụ họp nhau lại, cùng xem hiện tượng lạ kỳ vừa xuất lộ. Các trẻ
chăn trâu rập nhau phát biểu ý kiến :

– Chúng ta phải vớt lên, lập chùa thờ phượng. Biết đâu trời Phật đã hộ

độ chúng ta, khiến cho được chiêm ngưỡng dung nhan Phật hạ thế.

Ông Lương khen phải, lập tức hiệp với các trẻ chăn trâu vớt Phật lên,

thành kính khôn cùng. Phật hình đứng, toàn bằng đá xanh, có bốn tay. Hai
tay đưa lên như cầm cái ngạch-quan. Hai tay dưới, phía mặt thì cầm trái
châu, phía trái thì chống cây gậy.

Vớt lên xong, ông Lương và đám trẻ chăn trâu cùng nhau tạo phước

duyên bằng cách tận lực làm công quả xây cất một ngôi chùa nhỏ bằng
tranh để thờ Phật. Tiếng đồn chùa Phật Đá lan rộng. Có một vị vương hầu
đi lại cầu siêu cho con được như ý nguyện, bèn xuất tiền thiết lập ngôi chùa
bằng ngói gạch, để cho ông Từ Hòa phụng tự.

Ít lâu sau ông Từ Hòa mãn phần, hương tàn khói lạnh, trải qua bao

cảnh mưa sa gió táp. Ngôi chùa hư sập, chốn hoang vu hoàn toàn trở lại
hoang vu. Bọn trộm cướp thừa thế lấy nơi đây làm nơi trú ẩn. Trâu bò
quanh năm bị chúng cướp. Do đó, dân gian thuở ấy có ca dao truyền tụng :

« Ai đuổi cướp ? Ai đi lùa ?
Mất trâu mất bò về chùa Phật Đá. »

Mãi đến sau, về đời chúa Nguyễn Ánh, khoảng năm Kỷ dậu (1789),

chỗ này mới có làng gọi là Phước yên. Các vị hào mục trong làng mới đứng
ra dựng chùa lại. Tính từ khi tìm thấy tượng Phật Đá là năm Nhâm-thìn
1772, cho đến nay là 195 năm, gần 2 thế kỷ.

Làng Phước-yên ít lâu đổi tên lại là Phước lộc, tức là xã Hưng-thạnh-

mỹ, thuộc quận Long-định bây giờ, Chùa hư sập, trước sau tu bổ lại được 5
lần. Quanh chùa những gốc sao cổ thụ tuổi thọ cũng gần một thế kỷ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.