ĐỊNH TƯỜNG - XƯA VÀ NAY - Trang 154

dài để trước mặt, một người khách trú chủ quán, ở trần, đang lom khom
đếm tiền.

Thấy lạ, ông Tú Phan-Khôi bước tới cúi chào. Ông tú Khôi càng ngạc

nhiên, chưa kịp nói gì, ông lão đã ôn tồn đàm đạo việc văn chương. Rồi
bỗng nghe ông lão chép miệng than dài :

– Sài-gòn ngày nay khác xa với Gia-định thành ngày trước. Lâu rồi tôi

không « xuống » chơi, chẳng dè phong cảnh và nhân dân đã đổi hẳn. Mới,
mới tất cả, mới từ ngoài vỏ vô từ trong lòng ra. Nghĩ đến câu : « Sơn hà phá
toái thủy phiêu nhứ, Thân thế phù trầm phong đả bình » mà lòng sinh vô
cùng cảm khái. Nhà văn nghĩ như thế nào ?

Ông tú Phan-Khôi nhỏ nhẹ thưa :

– Cháu sinh sau đẻ muộn, việc trước chẳng am tường. Mong cụ là bậc

tiền bối chỉ dạy cho việc cũ để ngẫm lại việc bây giờ.

– Việc cũ ? Chuyện trần tôi gác hết ! Những bậc tiên xưa còn ai sánh

bằng Liễu nhứt chơn nhơn, thế mà lúc quốc phá gia vong vẫn phải làm tròn
nhơn đạo : « Tận trung ư Tề, tận hiếu ư Yên ». Tuy nhiên thánh triết đã dạy
: « Nhất ẩm nhất trác giai do tiền định » thì dù cho Gia-Cát Võ hầu lấy hết
gan óc ra mà đền ơn cho Lưu tiên chúa cũng chỉ tam phân đảnh túc là cùng.
Việc cũ, trước tôi đã làm, làm không thành, tôi không hối tiếc, vì « tận nhân
lực tri thiên mạng » ; sao tôi còn làm, làm để trọn nhơn đạo mới nên thiên
đạo. Ông hỏi việc cũ, việc cũ của tôi chẳng có gì sánh với những vị đồng
thời với tôi khác, vì thời-gian hoạt-động của tôi chỉ ngắn thua một giấc ngủ
của ông Trần-Đoàn.

Ông tú Phan-Khôi có ý cảm mến, khẽ nói :

– Cụ cho cháu hân hạnh được biết quý tánh, cao danh ?

– Tên tuổi tôi à ? khách trần gọi tôi là Cử-Đa, vì tôi tên Đa, đậu võ cử.

Về sau tôi lấy hiệu là « HƯ KHÔNG » khi nhận thấy người đời trong vũ-trụ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.