Cử tọa cũng khen bài thơ ông Thông Phụng thật hay, tỏ rõ sự tha thứ
về sự tranh chấp của hai ông từ trước tới giờ hiểu lầm nhau !
NGÀI THIÊN HỘ VÕ NGHỆ TINH THÔNG
Thời kỳ Thiên Hộ Dương cứ hiểm Đồng Tháp Mười tận tình kháng
chiến, ngày ngày đều luyện võ ôn văn.
Sau khi bữa tiệc văn thi vừa dọn dẹp, Thiên hộ mời mấy ông ra sau
diễn võ trường để xem ngài thao diễn võ nghệ.
Tục truyền rằng ngài Thiên hộ có một đường roi « song đôi » rất tài
tình, đã có lần ngài dượt qua, có các bậc tướng hạ thân cận xem, ai cũng
thán phục.
Ra đến diễn võ trường, một cái sân rộng lớn, tràm và chưng bầu trồng
che kín chung quanh, ngài Thiên hộ cởi áo ra, mấy ông kia cũng cởi theo ;
đoạn ngài lấy cây roi bằng khúc mây lớn hơn cườm tay, múa lên. Lúc đầu
còn thấy bóng người, sau cùng chỉ nghe tiếng vù vù, khúc mây cong oặc òa
như khúc cao su, bao bọc lấy thân ngài, trong nửa tiếng đồng hồ.
Ngài tới lui giáp vòng cái sân, đoạn tiến vào giữa sân, hai chân ngài xê
dịch chỉ một chỗ không sai chạy chút nào, càng mau, tiếng gió phát từ
đường roi nghe vi vút ghê mình.
Thật là một thế « yểm bách » mười phần lợi hại.
Ngài thường nói : « Thế đó khi nào bị vây giữa vòng thì « thượng bảo
kỳ thân, hạ bảo kỳ mã » (trên giữ mình, dưới che cho ngựa).
Cuối cùng, khi ngài ngừng roi, thì một tiếng vút từ ngọn roi dập xuống
đất, lẹ như chớp, ngài đã lao mình nhảy lên đứng trên cái gò gần đó, cao
chừng ba thước.
Các ông kia nãy giờ đứng xem không nháy mắt, thỉnh thoảng lắc đầu
chắc lưỡi. Khi thấy ngài nhảy lên cái gò cao, một tay chống nạnh, một tay