Tương Như bèn giải thích :
– Ta đã không sợ Tần thì đâu có sợ một Liêm Tướng quân ! Sở dĩ Tần
không dám đánh Triệu, là vì e có hai người người chúng ta, nay hai con hổ
cùng đánh nhau, thế không cùng sống, Tần tất thừa cơ đánh Triệu. Nên ta
coi việc nước làm trọng mà việc nhà làm khinh vậy !
Một ít lâu sau, bọn xá nhân của Lạn Tương Như đi ra quán xá lại gặp
bọn xá nhân của Liêm-Pha, và cùng nói cho nhau nghe duyên cớ tránh mặt
của Lạn Tương Như rồi bảo nhau noi theo gương chủ tướng, thì tình cờ bọn
xá nhân Liên-Pha nghe được và về thuật lại câu chuyện ấy cho chủ tướng
rõ.
Sau khi biết được chủ tâm cao thượng của Lạn-tương-Như : vì nước
mà phải tránh mặt mình, không sợ thiên-hạ cười chê là hèn nhát ; Liên-Pha
hối-hận khôn cùng, liền chạy đến tướng phủ họ Lạn ôm lấy Tương-Như oà
khóc tạ lỗi, khiến Tương-Như cảm-động quá cũng ôm lấy Liêm-Pha mà
khóc.
Từ đó, hai ông coi nhau như anh em ruột thịt, dốc lòng chung lo việc
nước. Nước Tần thấy thế không dám đánh Triệu.
SAU KHI NGHE THIÊN HỘ DƯƠNG KỂ CÂU CHUYỆN
HỌ LIÊM VÀ HỌ LẠN
ông Nhiêu-Bá hối-hận và thẹn thầm.
Bấy giờ, ngài Thiên Hộ đoán được tâm trạng mấy ông, bèn nói : « Đêm
nay trời trong trăng tỏ, thôi các ông hãy ra đề tài làm mấy bài thi thưởng
nguyệt ».
Đoạn ngài giao cho ông Phòng Biểu ra đề.
Biết hai ông Phụng và Bá có xích mích nhau, ông Phòng Biểu lấy sự
tích của Quách tử Nghi đời Hán làm đầu đề.