Ông Nhiêu-Bá bèn xen vào mỉa mai :
– Bản đờn đó thuộc về loại « Trịnh Vệ chi phong », thứ bản dâm dật.
Câu nói cố ý của ông Nhiêu-Bá làm ông Thông Phụng đỏ mặt. Tình
trạng đến lúc gay cấn, ngài Thiên-hộ rót hai ly rượu để trao cho ông Phụng
và ông Bá mỗi người một ly đoạn nói :
– Hôm nay, ngày vui mừng thắng giặc Pháp, tôi xin kể một chuyện cổ
tích Trung-Hoa quí quan nghe chơi, để giúp vui trong bữa tiệc.
THIÊN-HỘ-DƯƠNG KỂ CHUYỆN XƯA
Thời « Đông-Châu Liệt-Quốc » thất quốc tranh hùng, nước Tần mạnh
nhứt.
Nghe tin nước Triệu có viên « Ngọc bạch bích » quí lắm, Tần-Vương
đưa thơ xin đổi 15 thành. Triệu Vương được thơ, liền nhóm đại thần là bọn
thượng tướng Liêm Pha bàn nghị, muốn cho Tần thì e bị Tần lừa, ngọc mất
mà thành không được, từ khước thì lại sợ Tần giận, gây việc binh đao, các
đại thần bàn luận lăng xăng, phân phân bất nhứt.
Sau cùng, quan đại phu là Lạn Tương Như đứng ra xin mang ngọc bích
sang Tần, tâu rằng : « Nếu Triệu được thành thì tôi để ngọc bích ở Tần,
bằng không, tôi xin giữ hoàn toàn được viên ngọc đem về Triệu ».
Qua đến nơi, Tương Như trình ngọc cho Tần xem, lòng tham vua Tần
dấy động, muốn chiếm lấy ngọc mà không chịu mất thành.
Biết được dã tâm của Tần Vương, Lạn Tương Như sinh một kế, đến
trước mặt vua tâu : « Viên ngọc ấy có tí vết, tôi xin chỉ cho đại vương xem
».
Vua sai tả hữu đem ngọc bích giao cho Tương-Như. Lấy lại được viên
ngọc rồi, Tương-Như lùi ra mấy bước, đứng tựa vào cột điện, quát hỏi Tần-
Vương :