ĐỊNH TƯỜNG - XƯA VÀ NAY - Trang 196

Giáo sư Nguyễn-văn-Hanh tác giả quyển Hồ xuân Hương, một hôm về

chơi Sầm Giang, ông đang khảo cứu viết quyển sách « ca dao miền Nam »
sau khi nói nguyện vọng của ông cho bạn Khổng-Nghi, Khổng-Nghi liền
giới thiệu cho ông Hanh một cô gái quê làng Sầm-Giang… Một buổi tối, tại
nhà bạn Khổng-Nghi từ 8 giờ đến 10 giờ, cô gái quê Sầm-Giang đã hát cho
ông Hanh một tràng ca dao mà ông chép không hở tay. Sáng hôm sau cuộc
hội đàm giữa ông giáo sư và cô gái quê vẫn được tái diễn. Ông giáo sư văn
chương đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Ông cho đó là một giai
thoại lý thú nhứt trong đời ông.

MỘT GIAI THOẠI THỨ HAI VỀ TÁNH ĐA KỲ

Bà Trần-ngọc-Viện cô ruột của 2 bạn Khê, Trạch có sáng kiến thành-

lập một đoàn hát gồm toàn nữ diễn viên từ 18 đến 21 tuổi. Tự bà soạn
tuồng, vẽ y phục v.v… Bà đã thành công sau ba năm lưu diễn, khi bà lâm
bịnh và sắp từ trần, bạn Khổng-Nghi có một ý nghĩ táo bạo là làm lễ tế sống
bà, nghĩa là bài điếu văn thay vì đọc trước quan tài sau khi bà chết, được
đọc khi bà còn sống trong một đêm văn nghệ giã-từ. Giáo sư Nguyễn-văn-
Hanh, Nguyễn-văn-Trứ trường Pétrus Ký cùng một số đông nhân vật ở
Saigon được mời về dự lễ. Bài điếu văn của bạn Khổng-Nghi đã làm cho
hầu hết thính giả khóc mùi. Bài điếu văn có giá trị văn chương bị thất lạc
trong cuộc chiến tranh. Bạn Nguyễn-ngu-Ý tức tối tiếc mãi vì không còn
sưu tầm lại được.

Lưu-hữu-Phước, Mai-văn-Bộ khi về chơi Sầm giang đã có một bài thơ

đề tặng Khổng-Nghi nổi tiếng là « kỳ » ở Sầm-Giang.

Sầm-giang nhân vật tối đa kỳ
Đệ nhất Kỳ là bạn Khổng Nghi
Tình tứ hoang mang đầu chửa bạc
Tài hoa son trẻ dạ còn si

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.