và tự tay làm những thứ bánh đặc biệt để làm quà 2 bạn thi nhân đất Bắc.
Một cuộc du thuyền được tổ-chức trên sông Sầm giang những thú ngâm thơ
họa đàn của người xưa trên bến Cô-Tô, trên sông Xích-Bích đã được thực
hiện giữa anh em văn nghệ sĩ để ghi thêm trong lịch-sử Sầm-Giang một giai
thoại văn chương kỳ-thú, cuộc chơi thuyền lịch sử này được bạn Khổng
Nghi tường thuật trên tuần báo Đông-Dương tạp chí bấy giờ do Thúc Tề
làm chủ bút.
Sầm-Giang được phồn thịnh nhứt vào khoảng 1930-1944 khoảng thời-
gian này nhơn tài Sầm-giang xuất hiện đã gây một tiếng dội trong nước và
ngoài nước : nhạc sĩ Trần-văn-Khê, Trần-văn-Trạch, Nguyễn-Mỹ-Ca,
Hàng-Thuận-Đặng, Đồng-Dinh.
Khoảng thời gian nầy ông Nguyễn-văn-Bá gốc người Huế chủ biên
nhật báo Thần-Chung đã lựa Sầm giang làm quê hương thứ hai. Bà
Nguyễn-văn-Bá tức là cô ruột của 2 bạn Khê-Trạch.
Chính ông Nguyễn-văn-Bá đã sáng lập Tao Đàn Sầm-Giang. Không
những là thi đàn của các thi nhân mà tao đàn này còn là một hội trưởng phát
huy tài-năng của nhân vật Sầm-giang. Hội viên phải tuần tự thuyết trình
một luận đề về thi ca, văn chương âm nhạc v.v…
Thính giả được quyền vào nghe và có quyền tranh luận.
Một số hội viên có tên tuổi như các ông Nguyễn-anh-Bổn, giáo sư
trung học Định-Tường, Bùi-văn-Quê cựu hiệu trưởng trường Cầu-Kho, ông
Mai-hiền-Năng cựu hiệu trưởng trường Khánh-Hội v.v…
Trong các gia đình nhân tài, hai gia đình Trần-Nguyễn nổi bậc về
truyền-thống âm nhạc. Cụ Nguyễn-tri-Phương soạn giả tuồng hát « Giọt lệ
chung tình » viết riêng cho kịch đoàn Đồng Nữ do bà Trần-ngọc-Viện sáng
lập. Cụ đã sáng tác nhiều bản cổ nhạc như « Phong xuy trịch liễu », « Thất
trĩ bi hùng », « Yến tước tranh ngôn » đã được vào dĩa bên Pháp, và tiếng
sáo của cụ đã được tàng trữ ở viện nhân chủng Pháp Musée de l’homme, cụ