hoạt động trong vùng Định-Tường cứu giúp đồng bào trong cơn khốn khổ.
Ông mất tại Đồng tháp Mười, được nhiều người thương tiếc.
GIAI-THOẠI VỀ LÀNG SẦM-GIANG
Có một dạo, trên làn sóng điện « Tiếng nói Việt-Nam Cộng-Hòa », quí
vị thường nghe ban nhạc Sầm Giang do bạn Trần-văn-Trạch phụ trách, bạn
Trạch mượn danh từ Sầm-Giang đặt cho ban nhạc mình vì bạn vẫn nhớ đến
quê hương là nơi bạn đã được sinh dưỡng trưởng thành và tài năng bạn đã
được khí thiêng non nước Sầm Giang un đúc.
Sầm Giang ! tục gọi là Rạch Gầm là tên con sông xinh xắn chảy ngang
qua làng Vĩnh Kim thuộc tỉnh Định-Tường cách tỉnh lỵ Mỹ-tho mười bốn
cây số. Làng Vĩnh kim nằm trong quận châu thành Mỹ-tho, nay đổi là quận
Long định còn có một tên tục là Chợ Giữa vì làng nằm giữa các làng Bình
Trưng, Đông Hòa, Sông-Thuận, Kim-Sơn và Bàn-Long.
Sầm-Giang bắt nguồn từ làng Long Tiên, dài khoản 25 cây số, uốn
khúc quanh co qua các làng Mỹ-long, Bàn-long, Vĩnh-kim, Kim-sơn và
cuối cùng đổ ra sông Cửu-long. Ở cửa sông Sầm-Giang tục gọi là Rạch
Gầm, một nơi lịch sử đã từng xảy ra cuộc thủy chiến giữa quân Xiêm và
quân nhà Nguyễn. Chiến thuyền Xiêm bị quân ta phá tan tành và tiêu diệt.
Tháng 4 năm Ất-tỵ (1785) ông Nguyễn-Huệ đánh quân Xiêm la ở Mỹ-tho.
Cũng như các con sông xinh đẹp mơ màng duyên dáng của Miền Tây,
Sầm Giang có một vẻ thanh kỳ sầm uất nên thơ, gợi nguồn rung cảm vô
biên cho bao nhiêu văn nhân mặc khách.
Sông đẹp vì thiên nhiên mà cũng đẹp nhờ người làng góp phần xây
dựng, có những khoảng bờ dài năm ba cây số trồng toàn dừa nước quanh
năm lá xanh dờn, luôn cong mình xào xạc theo chiều gió, một nguồn lợi
đáng kể của địa phương vì lá dừa nước dùng lợp nhà rất bền bĩ, có những
khoảng trống toàn cây bần tàng sum sê, mùa hè bần trổ hoa trắng, tím rồi