kết thành trái đòng đưa trông thật là đẹp mắt. Còn gì thích thú cho bằng thả
thuyền lướt nhẹ trên sông, lòn qua những cành bần rợp bóng. Về đêm, bần
sáng ngời một vùng vì muôn nghìn tia sáng do muôn nghìn đom đóm điểm
tô. Khách du viếng Sầm giang được ngắm cảnh thơ mộng về đêm của sông
nầy. Bạn Khổng-Nghi trong bài hồi ký « Trong dòng Cam Chạy » đã có dịp
đem so sánh khoảng sông Sầm-giang, có đám bần gie đom đóm đậu sáng
ngời với dòng Cam Chạy thơ mộng tỉnh thành Kampot (Cao-Miên).
Như trên chúng tôi đã nói, Sầm-Giang đẹp không phải hoàn toàn vì
cảnh trí mà phần quan trọng nhờ người Sầm-Giang nổi tiếng một nơi « Địa
linh nhơn kiệt », một nơi thanh kỳ đã quyến rũ một số danh nhân nghệ sĩ vì
đặc điểm hào hoa phong nhã của nhân vật.
Thả thuyền trên sông từ Vàm Rạch Gầm ngược dòng ta đi qua rạch Bà
Hào, rạch Bà Lung, rạch Ông Hổ, ngã ba Bà Nhan, ngã ba Cả Cấm, rạch Bà
Tét v.v… toàn là những tên nhân vật.
Rạch Ông Hổ bắt nguồn từ Long-Hưng đổ ra Sầm Giang được truyền
là một rạch lịch sử rất thiêng, nơi mà đức Tả quân Lê văn Duyệt thuở thiếu
thời đã từng tắm lội nô đùa với đoàn lũ mục đồng.
Ông Phạm-Quỳnh hồi còn làm chủ bút tờ Nam-phong, trong 3 tháng
du lịch ở miền Nam đã lưu tại làng Sầm Giang gần nửa tháng (khoảng
1918). Nối gót ông Phạm-Quỳnh còn có vết chân của các ông Diệp văn Kỳ,
Nguyễn văn Bá nguyên chủ bút tờ Thần-Chung, bác sĩ Nguyễn văn Nhã, thi
sĩ Trúc-Phong Hà-Tiên, các thi nhân thời tiền chiến : Xuân-Diệu, Huy-Cận.
Khi Xuân-Diệu, Huy-Cận đến viếng Sầm-Giang do sự hướng dẫn của bạn
Khổng-Nghi (nhà văn sanh trưởng ở Sầm giang) đã được đón tiếp hết sức
long trọng như Hội tề làng đón tiếp tỉnh trưởng… Ban nhạc Sầm-Giang lúc
bấy giờ do nhạc sĩ Mỹ Ca điều-khiển đã ra tận đầu làng mừng đón 2 thi
nhân bằng những bản nhạc vui tươi hào hứng. Các thiếu nữ làng Sầm-giang
nổi tiếng duyên dáng và tài hoa đã tham dự cuộc tiếp tân tặng hoa danh dự