vừa từ trần tại Sầm-Giang năm 1962, sau khi để lại một loạt bài khảo cứu
về nhạc. Thiên « Cầm ca giai thoại » đăng ở Sáng Dội Miền Nam.
– Nhạc sĩ Trần văn Khê tiến sĩ văn chương và chánh trị, đã từng đi diễn
thuyết thường xuyên qua các thủ đô lớn ở Âu châu, đã đem về cho Việt-
Nam giải nhì về âm nhạc Dân ca (2è prix de Folklhore tại thủ-đô Budapest).
– Nhạc sĩ Mỹ Ca đã đền nợ nước tại Cà Mau trong năm 1945 trong
thời kháng Pháp nổi tiếng với những bản nhạc trầm hùng mà các bạn trẻ
yêu nhạc vẫn còn mến chuộng.
– Gồm mấy mươi gia đình mà con cháu đỗ đạt thành tài như gia-đình
kỹ sư Ngô tấn Nhơn, kỹ sư Tăng Linh Mai (chú của bà sương phụ Phan văn
Hùm), Bác sĩ thú y Trương tấn Ngọc (Docteur vétérinaire d’Etat de l’école
d’Alfort et de la faculté de Médecine de Paris). Vị bác sĩ thú y đầu tiên đã
tìm ra vi-trùng của loại Vịt làm rạng danh cho nền thú y nước nhà.
Bác sĩ Trần-nam-Hưng, bác sĩ Nguyễn tấn Vi Trọng, giáo sư Nguyễn
anh Bổn, giáo sư Bùi văn Trứ, giáo sư Phạm xuân Quang. Các sĩ-quan như
Thiếu-tá Trần hữu Hạnh, thiếu tá Nguyễn thị Hằng (cháu ruột bác sĩ
Nguyễn Tấn Vi Trọng), gia-đình cựu Thủ hiến Hồ quang Hoài v.v…
Vào thời bình, khách du đến viếng Sầm-giang sẽ được người làng tiếp
đón nhiệt thành nồng hậu, khách đã đến vì mục-đích ham mộ thì được tôn
trọng là thượng khách muốn ở dưới bao lâu, ở bất kỳ nhà nào vẫn được
niềm nở tiếp đón. Mỗi gia đình, mỗi nhân vật dù sang dù hèn, dù giàu dù
nghèo, vẫn có những khía cạnh những đặc-điểm gần như là truyền-thống.
Sau khi chia tay khách phải công nhận Sầm-giang là làng năng lưu khách,
nhân vật Sầm-giang nổi tiếng đa kỳ.
« Sầm giang nhân vật tối đa kỳ » Câu thơ của cử nhơn Phan Hiển Đạo
đầu tiên tặng Sầm-Giang.
Chúng tôi xin trích một vài giai thoại kỳ thú về những nhân vật đầu
tiên Sầm-giang.