đỡ đần cho tôi. Mong rằng mình hãy rộng lượng xử sự cho trong ấm ngoài
êm.
Bà xã lớn từng hiểu chồng mình, hễ muốn là được nên bà đành chấp
thuận không cãi vả.
Nhưng sau một thời gian buông trôi, nghe bọn người nhà thuật lại cuộc
đời êm ấm của chồng và Dì Ba nó trên mặt sông, bà xã lớn cảm thấy nổi
cơn máu Hoạn Thư.
Chuyến lui ghe ngày mười bốn, bà xã lớn nhứt định đòi đi theo lấy cớ
đi cho biết đó biết đây một chuyến và tiện dịp qua thăm quê Dì Ba ở Vàm
Cống.
Ông xã R. không có cách nào từ chối được ý muốn chánh đáng của bà
xã lớn, đành phải miễn cưỡng chấp nhận, tuy đoán trước chuyến đi này sẽ
gặp nhiều trở ngại.
Đây ! trong một trường hợp đặc biệt như vậy, ghe ông Xã Bàn-Long
phải đậu lại trên bến nước Sông Sầm-giang cách đồn Chợ Giữa 500 thước
đêm trăng tháng giêng 1946.
Trong khoang chiếc ghe lường tổng hành dinh nổi trôi của ông xã, bà
xã hai nằm giữa khoang, ông xã R. nằm ở đầu khoang và Dì ba nằm ở cuối
khoang. Như trên đã nói, đêm trăng ở sông Sầm-Giang đượm nét thanh kỳ
dù ở thời chiến vẫn gợi cho lòng người một cảnh nên thơ. Đối cảnh sanh
tình, bà Ba động lòng quê nhớ lại cuộc đời tự do phóng túng trên sông Vàm
Cống. Bà Ba bèn dùng điệu Hò miền Hậu giang để nói lên tâm tư của mình
:
– Hò ơ ! Đêm khuya nước lặng sóng yên,
Chèo ai có muốn chóng thuyền thì sang.
Ông xã R. nằm chèo queo ở đầu thuyền nghe bà ba hò, ông biết bà
muốn nhắn nhe với mình. Ông vẫn muốn qua nhưng ngặt Đồn Chợ giữa