ĐỊNH TƯỜNG - XƯA VÀ NAY - Trang 209

Nhất là người chị của Bảy Triều là cô ba Trần ngọc Diện, một người

đàn bà, đàn rất hay, sành tất cả giọng ca, điệu hát, nhạc khí của âm nhạc
Việt, lại có uy tín đạo đức rất lớn. Bà Trần ngọc Diện, tục gọi cô ba Diện,
nổi tiếng với cây đàn tranh và đàn tỳ bà, và là người phụ nữ đầu tiên ở Việt
Nam thành-lập một đoàn hát lấy tên là « Đồng Nữ Ban », vì diễn viên toàn
là phụ nữ thuộc con nhà gia giáo trong làng. Mục đích của bà lập gánh là để
tuyên truyền cho tư tưởng dân tộc và cách-mạng. Y phục của diễn viên đều
do bà sáng chế và may lấy. Đoàn nổi tiếng với tuồng « Võ-Đông-Sơ » «
Giọt lệ chung tình ». Đoàn hát Đồng Nữ lưu diễn ba năm để lấy tiền làm
việc chánh nghĩa rồi tự giải tán.

Nhạc sĩ Trần văn Khê, Trần văn Trạch và nữ sĩ kiêm nhạc sĩ Mộng

Trung, sau này rất có danh trong giới ca nhạc quốc-tế, chính đã do bà Trần
ngọc Diện, vừa là cô ruột vừa là thầy đào tạo cho.

Tóm lại, xin mượn bài ca trù của thi sĩ Hồng Thuận Đăng, một thi sĩ

khét tiếng của Định-Tường thuở trước, miêu tả đủ đường nét hào hoa phong
nhã của người dân Chợ Giữa (Vĩnh-Kim) nói riêng, tỉnh Định-Tường nói
chung. Bài ca trù này có trích đăng trong tạp chí « Nam Phong » ở ngoài
Bắc :

ĐỊA LINH NHÂN KIỆT
Khắp ba kỳ trong nước Việt thiếu chi nơi
Cảm tình ai châu ngọc bấy nhiêu lời
Nín cũng ngại hở thời cũng ngại
Người Chợ Giữa đi khắp bốn phương hồ hải
Giỏi vạn nghề há phải một nghề thi
Nầy ngón tơ đồng trong 6 tiếng chưa có tương
-tri
Chơi phong nhã nói gì cờ với vẽ
So kim cổ biết bao kẻ
Dẫu thoa quần cũng san sẻ gánh non sông
Chuyện năm xưa ai có nhớ hay không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.