ĐỊNH TƯỜNG - XƯA VÀ NAY - Trang 208

VỀ BỘ MÔN SÂN KHẤU KỊCH NGHỆ

Tỉnh Định-Tường và Vĩnh-Long là hai nơi đã xướng xuất đầu tiên về

nghệ-thuật cầm ca. Thầy Năm Tú là một ông bầu khét tiếng từng lập gánh
cải lương trước nhất ở Mỹ-tho. Rạp « Viễn-trường » ngày nay chính là nơi
tọa lạc ngôi rạp của Thầy Năm Tú. Nên cổ nhạc xứ Mỹ do đó được nẩy nở
sáng chói từ đây. Một nhân vật tên tuổi có tiếng hào hoa phong-nhã ở Định-
Tường, xài tiền đởm ván lại thêm hào hiệp ít ai bằng. Thời đó được người
đời tặng cho danh hiệu là Bạch công tử tên là Phước Georges để đối với
Hắc công tử Hậu-giang là cậu ba Trần-trinh-Huy (ở Bạc-Liêu thời ấy).

Phước Georges con nhà giàu, ruộng đất cò bay thẳng cánh, nhưng có

tinh thần văn nghệ, đứng ra lập gánh hát để bản hiệu Huỳnh-Kỳ đại ban, lưu
diễn khắp ba kỳ nức tiếng. Nền cổ nhạc Mỹ-tho lúc bấy giờ phát huy rất
phong-phú và rực rỡ, nổi bật nhất trong nghệ thuật cầm ca :

Nam danh ca thì có Tư Giỏi, Hai Thông, Bảy Nhiêu, Năm Châu,

Huỳnh-thủ-Trung (tự Tư-Chơi) Từ-Anh, Tám Cang, Tám Mẹo (mới chết),
đạo diễn Trần-hữu-Trang v.v...

Nữ danh ca có Năm Phỉ, Phùng Há, Mười Tiền, Chín Bia, Bảy Nam

thân mẫu của nữ nghệ sĩ Kim-Cương hiện đại.

Những nghệ-sĩ hữu danh trên đây đều là người xứ Mỹ cả.

Ở Vĩnh Kim có hai nhà họ Trần, họ Nguyễn có những biệt tài đáng kể.

Quí ông Nguyễn tri Lạc, Nguyễn tri Khương và Nguyễn tri Hựu, v...v....

Chính ông Nguyễn tri Lạc từng sáng chế nhạc khí mới và nhiều bài bản

mới được hoan nghinh. Còn họ Trần thì có Trần văn Triều, tục gọi nhạc sĩ
Bảy Triều (thân phụ hai nhạc sĩ Trần văn Khê, Trần văn Trạch), người có tài
học uyên bác, lại thêm có tài về cổ nhạc. Bảy Triều nổi tiếng với cây đàn cò
; lúc bấy giờ lục tỉnh Nam Kỳ không có nhạc sĩ nào đối thủ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.