ĐỊNH TƯỜNG - XƯA VÀ NAY - Trang 22

Vào khoảng tháng 2 năm Quí-Mão (1783) bị Nguyễn-Huệ và Nguyễn

Lữ đánh tan chiến thuyền tại sông Saigon, Nguyễn-Ánh chạy xuống Ba-
Giồng, tùng thần chỉ còn 5, 6 người, binh lính không đầy một trăm.

– Bị bại nhiều trận liên tiếp, đến năm Giáp Thìn 1784, Nguyễn Ánh

qua Xiêm lần thứ nhứt, viện được hai tướng Xiêm là Chiêu Tăng và Chiêu
Sương dẫn 20.000 quân và 300 chiến thuyền theo giúp.

Tháng 11, Nguyễn-Ánh lấy lại được đồn Ba-Rài và Trà-Tân, vùng Cai-

Lậy (Mỹ-Tho). Nghe Nguyễn Ánh ở Xiêm về, Nguyễn-Huệ từ Qui-Nhơn
dẫn quân vào. Hai bên gặp nhau ở Rạch Gầm, Huệ đánh bại binh Xiêm
chẳng còn manh giáp, đến đỗi Chiêu-Sương, Chiêu-Tăng phải bỏ cả binh
thuyền đạp đường bộ chạy về Vọng Các, còn Nguyễn Ánh chạy qua Cần-
Thơ, rồi năm 1785 lại sang Xiêm lần thứ hai.

ĐỊNH-TƯỜNG DƯỚI THỜI GIA-LONG

Năm 1788, sau khi khắc phục thành Gia-Định, chúa Nguyễn Phúc-Ánh

sửa sang đất Nam-Kỳ kêu là Gia-Định, chia địa phận làm 4 Dinh : Phiên
trấn dinh (Gia-định), Trấn biên dinh (Biên-Hòa), Trấn Vĩnh dinh (Vĩnh
Long) và Trấn Định dinh (Định-Tường).

Nhờ nhiều tướng tài phò tá và binh Pháp hộ trợ. Nguyễn Ánh đánh bại

Tây-Sơn, thống nhứt Nam Trung Bắc và xưng đế hiệu là Gia-Long năm
1802, định đô ở Phú Xuân (Huế) mới có danh hiệu Nam-Bắc.

Phàm những tỉnh thuộc về Thừa Thiên thì gọi là Kinh Kỳ.

Những tỉnh ở hướng Bắc thì gọi là Bắc Kỳ, còn những tỉnh ở về phía

Nam thì gọi là Nam kỳ hay là Gia-Định trấn, thuộc hạt có : 4 trấn, 4 phủ và
15 huyện.

Và phụ thêm một trấn Hà-Tiên : 2 Đạo, 2 huyện.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.