ĐỊNH TƯỜNG - XƯA VÀ NAY - Trang 244

trồng một, hai cây ; nhiều lắm là ba, bốn – tùy theo đất rộng hẹp – cho đủ
giống cây ăn trái vậy thôi.

NỔI TIẾNG NHẤT MẬN TRUNG-LƯƠNG

Mận Trung Lương chiếm một địa vị khác hẳn vì nhiều đặc điểm rất

được công chúng ưa thích, tán thưởng : lớp cơm bên ngoài trái mận đã dày,
chắc lại nhiều nước và có vị ngọt, nhiều người không ngần ngại cho rằng
nếu chưa sánh kịp xá lỵ hoặc bôm thì nó cũng không thua kém nhiều. Công
bình mà nói, giá trị những trái mận Trung Lương quả thật đã tăng gia nhiều,
tuy chưa sánh được bôm hay xá lỵ, song thứ tốt hiện thời có thể dùng làm
món ăn tráng miệng, chứ không phải chỉ ăn chơi, giải khát nữa.

Sở dĩ có sự tăng tiến đáng kể như vậy là do một sự tình cờ. Cách đây

lối ba mươi năm, vùng này cũng đã có nhiều nhà trồng mận song lần hồi,
thiên hạ đồng ý rằng ngon nhứt chỉ có những trái mận trồng trước nhà ông
Bộ Nhọn. Ông tên thật là Đỗ văn Nhọn, làm chánh lục bộ trong làng, nhà ở
gần bến đò Cửu Điện nay đổi tên là bến Ba Ký, tại ấp Đạo Tâm, xã Đạo
Thạnh, tỉnh Mỹ Tho.

Khác với mận phổ thông trong vùng, nhứt là giống mận trồng nhiều

bên cồn, da xanh mét, và cơm mỏng nên người ta quen kêu là « mận da
người », mận của ông Bộ Nhọn có nhiều đặc điểm từ hình thức đến giá trị :
da màu hường, hoặc lợt, hoặc đậm, có trái có sọc, cơm dày, dòn, ngọt và
nhiều nước. Có trái muốn đặc ruột là khác song thành thật mà nói, phần
giữa của nhiều trái vẫn còn xốp nên chưa thể so sánh được với trái bôm hay
xá lỵ của các xứ Tây phương. Tuy nhiên, sánh với mận phổ biến ở các nơi
khác, nhất là với giống mận da người bên cồn, thì giá trị của nó hơn nhiều,
« ăn đứt » khá xa. Vì màu da tươi đẹp của nó, đồng bào trong vùng đặt cho
nó cái tên khá văn hoa là « Mận Hồng Đào ». Tùy theo nó có sọc hay

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.