ĐỊNH TƯỜNG - XƯA VÀ NAY - Trang 245

không, người ta còn kêu phân biệt là « Hồng Đào trơn » hay « mận Hồng
Đào sọc ».

Một chi tiết đặc biệt nữa nên ghi là giống mận quí này hiện chỉ có tại

bên làng Đạo Thạnh, Lương Hòa Lạc, Long An và Trung An trong tỉnh
Định-Tường. Tất cả qui tụ tại vùng Trung Lương, chung quanh bến đò Cửu
Điện, cận ấp Đạo Tâm là nơi cây mận Hồng Đào đầu tiên của ông Bộ Nhọn
cho giống và có thể coi là thủy tổ cả trăm cả ngàn cây mận đồng tông ngày
nay. Theo một thuyết khác thì người có cây mận Hồng Đào đầu tiên là ông
Bùi văn Thi – cũng kêu là ông Bảy Thi – nhà ở ấp Đạo Tâm xã Đạo Thạnh.
Cây mận ấy trồng ở mé xẻo ăn ra sông Bảo Định, khoảng năm 1935. Đến
năm 1937, tình cờ một nông gia lối xóm phát giác vị đặc biệt của trái mận
đó : ngọt, nhiều nước và dòn không thua trái xá lỵ, nên xin năm nhánh chiết
về trồng. Nông gia ấy là ông Lê-văn-Lượng, cũng kêu là Hai-Khánh, khéo
chăm nom, săn sóc nên mấy cây ấy mọc xanh tốt cho trái mận ngon ngọt
không thua gì cây mẹ, và giống mận Hồng Đào nổi tiếng rồi phổ biến rộng
rãi khắp các xã Đạo-Thạnh, Lương-Hòa-Lạc, Long-An. Và ngày nay người
ta gặp mận Hồng-Đào rải rác ở các tỉnh lân cận như Kiến-Hòa, Vĩnh-Long,
Sa-Đéc v.v...

TỪ NĂM THỨ NHÌ ĐÃ CÓ TRÁI

Mận Hồng Đào gây giống bằng nhánh chiết, và kỹ-thuật này áp dụng

cho tới ngày nay.

Cây mận mọc mạnh, mau lớn nên chỉ nội trong vòng một năm rưỡi, hai

năm, sau khi trồng là có thể chiết nhánh đem về trồng. Nhánh chiết trồng
trên líp.

Nếu chiết và trồng nhánh cây tơ (2 năm), nội năm đầu cây có thể trổ

bông và bói trái. Tuy nhiên, nhà vườn không lấy, người ta chịu khó ngắt bỏ
bông và trái non, để giữ chất bổ dưỡng cho cây. Từ năm thứ nhì, cây bắt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.