ĐỊNH TƯỜNG - XƯA VÀ NAY - Trang 248

Vú sữa Lò Rèn da mỏng láng như da mặt xuân nữ, sữa trắng thơm như

sữa con so. Ăn vú sữa Lò Rèn bạn chỉ bỏ lớp da mỏng rồi bạn thưởng thức
một hương vị độc đáo vừa dịu vừa thơm ngon.

Sở dĩ trái vú sữa Vĩnh Kim mang tên vú sữa Lò Rèn vì lần đầu tiên ông

Sáu Châu, một ông thợ rèn đi xa mang về một nhánh chiết trồng thử. Sau
hai năm cây vú sữa Lò Rèn đầu tiên có trái. Đồng bào trong ấp đem so sánh
với các loại vú sữa đã trồng như vú sữa tím, vú sữa bánh xe, vú sữa ổi.
Đồng bào nhận xét vú sữa Lò Rèn chẳng những sai trái lại lớn tròn. Khi trái
còn sống thì da màu xanh lá cây, khi chín thì nổi ửng màu vàng hột gà dễ
phân biệt, trái chín với trái sống.

Để giúp bạn đọc tìm hiểu tầm quan trọng của vú sữa Lò Rèn vùng

Vĩnh Kim, tác giả chịu khó tìm phỏng vấn các ông chủ vườn trong ấp được
họ cho biết.

Hiện nay, họ đốn tất cả loại cây ăn trái như mận, xoài, mít và cả cam,

quít chỉ trồng đặc biệt trong vườn một thứ vú sữa Lò Rèn mặc dù vú sữa
chiếm đất khoảng tám thước vuông một cây.

Hằng năm một số lái buôn trung gian được hưởng phần lời cả trăm

ngàn tức là lời 60 phần trăm với số vốn họ đã bỏ ra.

Liên tiếp gần năm năm nay trên thị trường, các vựa trái cây cầu Ông

Lãnh đã biết mặt vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim vì có thị trường tiêu thụ mạnh,
nên họ dám giúp vốn cho các ông lái buôn đi bỏ tiền cọc đặt mua trước.

Nhiều ông lái dám bỏ vốn mua huê lợi mùa từ 2 năm đến 3 năm. Ví dụ

: Mùa 1966 chủ vườn đã bán cho họ 50.000 đồng. Năm 1967, mặc dù vú
sữa chưa có hoa, họ chịu mua trước với giá 70.000 đồng và mùa 1968 với
giá 90.000 đồng. Cứ mỗi năm một lên và chắc chắn họ không bao giờ lỗ, vì
chiến tranh gây nghèo khó, các ông chủ vườn biết để trái lớn bán có lợi
hơn, nhưng vì túng tiền họ đành mượn trước và bán rẻ một phần.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.