Ils rencontrèrent sur leur chemin de nombreuses batteries, des
barrages et des obstacles de toute nature accumulés par l’ennemi. Ce fut un
combat continuel, le jour et la nuit, contre les hommes et contre les choses
d’une contrée inconnue et mystérieuse ; un grand nombre de ceux qui y
prirent part succombèrent à l’excès de leurs fatigues ou aux atteintes du
choléra asiatique ».
Sau một thời-gian kháng-chiến trong rừng bụi, trăm bề thiếu-thốn,
phần bị bịnh-hoạn hành-hạ, phần bị quân-binh tân-trào lùng bắt, ông Huỳnh
Khắc Hơn thua trận, bị bắt sống. Quan tỉnh dụ ra làm quan cho Pháp, ông
nhứt-định khước-từ, được tha về quê-quán, là làng Phước-định, ẩn dật. Ít
lâu sau lại bị bắt vì tội chứa-chấp nghĩa-quân và bị lưu-đày. Nhờ con trai là
Huỳnh Khắc Kiệm bán gia-sản lo cho khỏi vòng lao-lý.
Ông có nhiều vợ, ngoài Bắc có, trong Nam có. Bà chánh-thất sinh
được 6 con là Cần, Kiệm, Đây, Tầm, Kiếm, Doãn. Bà thứ sinh một người
tên là Chín. Một bà hầu tên thị Vị, có con trai đi lính cho Pháp bị nghĩa-
quân giết. Những bà khác không con.
Ông Kiệm sinh hai người con là Huỳnh Khắc Thuận và Huỳnh thị
Thiệu, dòng chánh, con bà Nguyễn thị Ngàn, người quê Phước-tuy. Bà
chấp-nối tên Lê thị Hằng, sinh Huỳnh thị Sung và Huỳnh Khắc Kỷ.
Huỳnh Khắc Thuận theo tân học, làm quan tới chức tri-phủ. Trong giới
văn-học miền Nam trước Âu-chiến 1914-1918, nhiều người hâm-mộ tài
ông. Hợp-tác với ông Trần Phong Sắc, ông Huỳnh Khắc Thuận đã dịch ra
nhiều bộ truyện Tàu, như : Phong-thần, Vĩnh-khánh thăng-bình, Lục-mẫu-
đơn, Anh-hùng náo Tam-môn-giai, Hậu Anh-hùng. Ông Thuận còn là một
thi-sĩ.
Cũng là một đứa con thân-yêu của Định-tường.
Ông Thuận sinh 4 con trai là Quảng, Dụng, Chung và Trường. Ông tạ-
thế tại làng Phước-định.