ĐỖ-THANH-NHÂN
Chúa tướng binh Đông-Sơn tiết liệt,
đóng quân tại Ba-Giồng Định-Tường.
Đỗ-thanh-Nhân quê ở huyện Hương-Trà, tỉnh Thừa-Thiên (Trung-
Việt), sau dời vào Nam, ngụ ở huyện Kiên-Hưng, thuộc tỉnh Định-Tường
xưa.
Ông cùng với Võ-Tánh, Châu-văn-Tiếp nổi danh « Gia-Định Tam-
hùng », có thuyết cho rằng « Gia-Định tam hùng » là Đỗ-thành-Nhân, Võ-
Tánh và Nguyễn-huỳnh-Đức chớ không phải Châu-văn-Tiếp. Nhưng theo
đa số sách báo xưa nay đều ghi « Gia-Định tam hùng » như chúng tôi đã
nêu trên.
Tinh thông võ nghệ, nhân thời loạn Ông chiêu tập và đào luyện dân
tráng quanh vùng để phòng khi có biến cố gì thì đủ sức đương đầu. Bởi thế,
khi Chúa Định-vương Nguyễn-phúc-Thuần cùng với cháu là Nguyễn-Ánh
bị Tây-Sơn đánh đuổi chạy vào Nam. Ông đã sẵn có lực lượng xướng nghĩa
phò chúa Nguyễn. Vốn người có uy-tín, một tiếng gọi đàn của Ông, đủ có
hàng ngàn người đáp ứng trong một thời gian ngắn. Đầu hôm sớm mai, Ông
thành lập ngay đạo binh nghĩa dũng hơn 3.000 người, đóng ở căn cứ địa Ba-
Giồng một vùng hiểm trở trong tỉnh Định-Tường. Để đủ oai quyền chỉ-huy
binh tướng, Ông tự xưng là Phương danh hầu, và để biểu-lộ rõ rệt ý-chí sắt
đá chống đối Tây-Sơn binh của Ông gọi là binh Đông-Sơn.
Tây-Sơn hùng mạnh, Đông-sơn của ông cũng chẳng kém gì. Mỗi khi
Đông Tây chạm nhau, binh Ông mười trận thắng đến bảy. Oai danh ông
lừng lẫy đến nỗi quân Tây-Sơn vẫn thường bảo nhau phải đề phòng khi thấy
cờ hiệu của Ông xuất hiện.
Đinh-Dậu 1777, chúa Định-Vương chạy xuống huyện Long-Xuyên
(Cà-Mau) bị Tây-Sơn đón bắt được, giải về Sài côn (Saigon) hành quyết.