ĐỊNH TƯỜNG - XƯA VÀ NAY - Trang 79

mộ quân sĩ và thao luyện cho tinh thục, nào lo đóng chiến thuyền tổ chức
sai người về nước dọ thám tình hình địch.

Chính ông và Ngô-công-Quý, Lê-Tần là 3 người hộ trợ chúa Nguyễn

đắc lực nhất khi ở Vọng-Các. Lúc nào Ông cũng nóng lòng chờ đợi cơ-hội
đưa chúa Nguyễn kéo binh về khôi phục giang san.

Đinh Tỵ 1787, ông hăm hở phò chúa Nguyễn trở về nước, hiệp cùng

các tướng đẩy lui các đạo binh Tây-sơn ở khắp nơi miền Nam, khắc phục
thành Gia-Định. Chúa Nguyễn phong ông làm dũng vệ. Ông đảm nhận
chức vụ Hộ giá chúa Nguyễn mỗi khi chúa Nguyễn thân chinh đi đánh nơi
nào. Lắm lúc thấy cái chết trong đường tơ kẽ tóc, thế mà ông vẫn bình tĩnh
trong rừng gươm giáo của quân địch bao vây tứ phía, chiến thắng oai hùng.

Kỷ Mùi 1789, tòng chinh quân Qui-Nhơn gặp phải lực lượng hùng

cường của địch, ông vẫn lăn xả vào vòng chiến, chẳng nao núng gì. Nhưng
sức người có hạn, dẫu dũng cảm có thừa mà thất cơ cũng khó bảo toàn được
tính mạng. Thua luôn mấy trận đầu nhưng ông không thối chí ngã lòng
quyết một phen tử chiến với địch cho hả dạ. Vì hăng say chiến đấu, thà chịu
chết chớ không hèn nhát triệt thoái, ông bỏ mình nơi trận mạc ngày mùng 7
táng 4 năm 1799.

Chúa Nguyễn hay tin thương tiếc vô cùng ôm mặt khóc.

Ông là một vị công thần vào sanh ra tử không quản gì gian lao khổ cực

trọn lòng thờ chúa lập được nhiều chiến công hiển-hách.

Về sau Ông được truy tặng chức Chưởng cơ, thờ nơi miếu Trung-Hưng

Công Thần và miếu Hiển Trung.

Người dân Định-Tường ngày nay cũng còn nhắc nhở cảm niệm người

anh hùng áo vải đã làm rạng rỡ quê hương với tinh thần bất khuất.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.