Hay, như một câu nói được nhiều người biết đến cách đây vài năm: Cái
gì mới nghĩa là đang cũ.
Để cưỡi được con ngựa ý tưởng, bạn phải tự nguyện đưa thân hứng chịu
mọi tranh cãi và chế nhạo. Phải sẵn sàng bơi ngược dòng. Vì bạn không thể
là người đầu tiên tạo ra ý tưởng hoặc khái niệm mới, nếu không chấp nhận
mạo hiểm và chịu sỉ vả. Cứ kiên nhẫn rồi thời cơ của bạn sẽ đến.
Trong định vị, tranh cãi là yếu tố làm ý tưởng sống dậy và trở thành chủ
đề được bàn tán thường xuyên.
Không lâu sau khi loạt bài định vị xuất hiện trên tờ Advertising Age (Kỷ
nguyên định vị), Leo Greenland đã viết ngay một bài chỉ trích tác giả. “Bọn
pháp sư và tà giáo” là hai cụm từ khá “tử tế” mà ông ta gọi chúng tôi. Thậm
chí cả vị giám đốc của một công ty quảng cáo tầm cỡ nhất cũng tóm gọn
định vị trong hai từ “vớ vẩn”. Đó là câu bình luận của Bill Bernbach tại
cuộc họp của Hiệp hội Quảng cáo Quốc tế ở thành phố Homestead.
Theo nhà tâm lý học Charles Osgood, “Một trong những dấu hiệu khẳng
định giá trị của một quy luật chính là sự cương quyết và kiên trì bám trụ dù
bị phản đối.” Giáo sư Osgood thêm vào, “Nếu người ta thấy quy luật này rõ
ràng là vớ vẩn và dễ bị bắt bẻ, họ sẽ tảng lờ nó. Ngược lại, nếu nó khó bị
bác bỏ và khiến họ nghi ngờ chính những giả định ban đầu của mình, họ sẽ
buộc phải tìm cách khác để kiểm chứng xem có gì sai sót không.”
Vì thế đừng bao giờ sợ tranh luận.
Winston Churchill sẽ ở đâu nếu không có Adolf Hilter? Chúng ta hẳn là
đã biết rõ câu trả lời. Ngay sau khi Adolf Hitler bị loại bỏ, phe Cộng Hòa
của Anh lập tức tống cổ Winston Churchill ra khỏi bộ máy.
Bạn còn nhớ Liberace đã nói gì trước những lời phê bình thậm tệ về một
trong những buổi biểu diễn hòa nhạc của ông không? “Chả ra gì nhưng tôi
vẫn kiếm được tiền gửi nhà băng.”
Ý tưởng/khái niệm mà không chứa yếu tố mâu thuẫn sẽ không phải là
một ý tưởng. Lúc ấy, chúng sẽ giống như những biểu tượng đã được số
đông chấp nhận như “Người mẹ, bánh táo và lá cờ.”