ĐỊNH VỊ - Trang 40

người bạn, rồi mời anh ta nếm thử.

Anh ta sẽ thưởng thức thứ mà anh ta muốn thưởng thức.

Trong các cuộc thử rượu sâm-panh giấu thương hiệu, các nhãn hiệu rượu

California thường được đánh giá cao hơn các nhãn hiệu rượu Pháp. Nếu để
lộ thương hiệu, điều này sẽ khó mà xảy ra.

Bạn nếm thứ bạn muốn nếm

Nhưng nếu không thế thì quảng cáo sẽ mất đi vai trò của nó. Nếu một

người tiêu dùng hành động theo lý trí hơn là cảm tính thì quảng cáo sẽ
không tồn tại. Ít nhất là không tồn tại theo cách như chúng ta thấy bây giờ.

Một mục tiêu lớn của mọi quảng cáo là nâng cao kỳ vọng, là tạo ra ảo

tưởng rằng sản phẩm hoặc dịch vụ này sẽ mang lại phép lạ mà bạn mong
chờ. Và chúng sẽ làm điều đó chỉ trong nháy mắt.

Tuy nhiên, nếu quảng cáo tạo ra kỳ vọng tiêu cực thì sản phẩm được

quảng cáo sẽ gặp rắc rối. Ví dụ, quảng cáo giới thiệu bia Gablinger khiến
người ta có cảm tưởng rằng vì nó là một sản phẩm ăn kiêng nên hương vị
của nó sẽ rất tệ.

Tất nhiên, quảng cáo đó đã phát huy tác dụng. Người ta uống thử sản

phẩm bia này và tin ngay rằng vị bia rất dở. Bạn nếm thứ mà bạn muốn
nếm.

Hộp chứa không đủ

Não người không chỉ từ chối tiếp nhận những thông tin không khớp với

kiến thức và kinh nghiệm sẵn có, mà nó còn thiếu nhiều kiến thức và kinh
nghiệm để đánh giá những thông tin đầu vào.

Trong xã hội quá tải truyền thông của chúng ta, não người là một hộp

chứa không đủ. Theo Geogre A. Miller, tiến sĩ tâm lý học tại Đại học
Havard, não của một người bình thường không thể xử lý hơn bảy đơn vị
thông tin cùng lúc. Đó là lý do tại sao các danh sách cần ghi nhớ lại có bảy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.