Lời Tác Giả
Cuốn sách này được làm thành, đại bộ phận dịch từ tập : / Tử Vi đẩu số
toàn thư / của Hi Di Trần Đoàn tiên sinh do La Hồng Tiên biên soạn, do
nhà xuất bản Trúc Lâm An Thư Cục ấn hành tại Đài Loan.
Phần bình chú qua tham khảo các sách Tử Vi Xiến Vi của Trương Huy
Văn, Chiêm Tinh Thuật của Hoàng Tiểu Nga, Mệnh Lý Huyền Vi của Vô
Nhai Cư Sĩ, Trích Thiên Tuỷ của Lưu Bá On, Mệnh Lý Giảng Nghĩa
của Vi Thiên Lý, Hám Long Kinh của Dương Quân Tùng, Tạo Hoá
Nguyên Thược của Nhiệm Thiết Tiều, Mệnh Lý Chính Tôn của Thần
Phong Khảo, Uyên Hải Từ Bình của Từ Tử Bình, Quỷ Cốc Toán Mệnh
Thuật …
Phần phú nôm để đối chiếu, chúng tôi trích dẫn từ việc ghi chép công phu
của Tử Vi Ao Bích của Việt Viêm Tử và Tử Vi Thực Hành của Dịch Lý
Huyền Cơ.
Dẫn
Khổng Tử làm quan ở nước Lỗ khiến cho Lỗ trở nên cường thịnh. Tề quốc
sợ Lỗ mạnh sẽ xâm lăng, Tề mới dùng kế ly gián vua Lỗ với đám quần thần
tài giỏi bằng cách tuyển 80 mỹ nữ cho ăn mặc lụa gấm, học tập ca vũ, đem
biếu vua Lỗ. Quả nhiên, Lỗ công mê đắm nữ sắc ba bốn ngày không ra
triều đình nghe chính sự. Khổng tử từ chức bỏ đi sang nước Vệ. Vệ che
không dùng. Sang nước Tần, vừa vượt qua Khuông thành, vì diện mạo
Khổng Tử giống hệt tên Dương Hồ, một kẻ cướp khét tiếng trong vùng,
quan quân và dân chúng vừa trong thấy là hè nhau đuổi đánh, thầy
trò Khổng Tử bị một phen thất điên bát đảo. Bỏ Tần qua Tống quốc. Có
quan Tư Mã vốn vẫn ghét đạo lý Khổng Khâu, rình lúc thầy Khổng giảng
lễ dưới gốc cây cổ thụ, cho người chặt cây đổ để ám hại, may sao Khổng
Tử thoát chết nhưng lại phải rời nước Tống đến Trịnh quốc. Thầy đi trước,
trò tới sau. Tại nước Trịnh, Khổng Tử đứng chờ nơi cửa Đông. Các trò tìm
thầy, hỏi thăm người Trịnh nói : / Cửa Đông có một người, trán cao