ĐỐ GIẢI TỬ VI ĐẨU SỐ TOÀN THƯ - Trang 6

giống vua Nghiêu, cổ giống cổ ông Cao Dao, lưng giống lưng ông Tử
Sản, nhưng dáng dấp lơ láo như con chó mất chủ ( táng gia chi cẩu) /.
Học trò theo chỉ dẫn tìm đến nơi quả đúng là Khổng Khâu, thuật lại lời
người Trịnh cho thầy nghe.
Khổng Tử cười mà rằng :
- Hắn nói thể mạo của ta giống các bậc cao hiền thời xưa chẳng có gì đúng,
nhưng hắn tả dáng dấp ta như con chó mất chủ thì thất không sai chút
nào.Khổng Phu Tử đời sau được tôn làm vạn thế sư biểu, nhưng lúc sinh
thời, ông luôn luôn sống trong cảnh táng gia chi cẩu.Tại sao thế?
Khổng Phu Tử giải thích :
Đạo chi tương hành dã dư ? Mệnh dã Đạo chi tương phế dã dư ? Mệnh dã
Bất tri mệnh vô dĩ vi quân tử.
Nghĩa là:
Đạo được chuộng do mệnh vậy
Đạo bị vứt bỏ cũng do mệnh vậy
Không biết thiên mệnh thì lấy điều gì chứng tỏ đức quân tử ?Bôn tẩu trải
bao nhiêu vinh nhục, mãi tới ngoài năm mươi tuổi đành trở về quê cha đất
tổ sao định thi thư và giảng học. Ông bảo học trò :
/ Thầy năm mươi tuổi mới biết thế nào là Thiên mệnh ( Ngô ngũ thập nhi
tri thiên mệnh)/.
Câu nói này đã làm cho đạo Khổng vượt xa các đạo khác vì tính chất nhân
văn tuyệt đối của nó. Khổng Khâu không muốn mọi người tôn sùng mình
như một vị
thánh, ông trước sau chỉ là một con người trong nhân gian cùng chịu an bài
của vận mệnh. Cái hay của Khổng đạo là ở chỗ bất dục dị ư nhân vậy.
Vào thời kỳ còn trai trẻ cường tráng, ý khí hùng mạnh anh phát, xem việc
thiên hạ như ở trong tay mình muốn là được. Nếu có ai nói về hai chữ thiên
mệnh, người tuổi trẻ sẽ cười ngất mà cho là hão huyền. Khi tuổi về chiều,
từng nếm nhiều cay đắng, lăn lóc đường đời, ý khí tiêu mòn, sức vóc suy
yếu. Dù công thành danh toại hay công không thành danh không toại, bấy
giờ chẳng ai khỏi không thở dài mà
tự nhủ : / Cuộc đời là số mệnh ! /

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.