không chỉ đem lại kinh nghiệm làm việc mà còn là một phần quan trọng
của vốn con người. Nhưng giả sử có một nhiệm vụ không thoải mái nào đó
không thể tự động bỏ đi được nhưng cũng không thể được những người trẻ
tuổi thực hiện an toàn khi bắt đầu sự nghiệp. Hãy tưởng tượng một cộng
đồng có trình độ học vấn cao sản xuất ra tất cả hàng hóa và dịch vụ có giá
trị nhưng lại tạo ra vô số sản phẩm phụ. Hãy tưởng tượng thêm rằng việc
thu đống thải này là công việc chẳng ai muốn làm và thấy ghê sợ, nhưng
nếu chất thải này không được thu dọn thì toàn bộ nền kinh tế sẽ bị kìm
hãm. Nếu mọi người đều có bằng Harvard, thì ai sẽ là người xử lý đống thải
này?
Những người dọn rác thải. Và tình cờ, họ sẽ trở thành một trong những
nhóm lao động được trả lương cao nhất thành phố. Nếu nền kinh tế phụ
thuộc vào việc dọn dẹp rác thải và không có máy móc hay thiết bị nào có
thể làm thay con người, thì trong cộng đồng sẽ phải có ai đó đảm nhận
công việc này. Cách thu hút mọi người làm một công việc bất kỳ là trả cho
họ thật nhiều tiền. Tiền công sẽ tăng lên tới mức một lao động nào đó, đủ
để khiến một bác sĩ, một kỹ sư hay một nhà văn sẵn sàng bỏ công việc dễ
chịu hơn để đi dọn đống thải. Do đó, có thể kết luận rằng một thế giới giàu
vốn con người có thể vẫn có những công việc không dễ chịu nhưng không
có ai nghèo đi.
Nguồn lực con người tạo ra những cơ hội. Nó làm cho chúng ta giàu có
hơn, khỏe mạnh hơn, hoàn thiện hơn và giúp chúng ta sống tốt hơn trong
khi làm việc ít hơn. Nhưng quan trọng nhất xét từ khía cạnh chính sách
công, nguồn lực con người tách những hành động lừa bịp ra khỏi hành
động không lừa bịp. Marvin Zonis, một giáo sư tại trường Đại học Kinh
doanh Chicago và là nhà tư vấn cho các doanh nghiệp và các chính phủ trên
khắp thế giới, nói rõ quan điểm này trong một bài phát biểu gần đây với
cộng đồng doanh nhân Chicago: “Tính phức tạp sẽ là dấu hiệu phân biệt
của thế hệ chúng ta. Các quốc gia lúc nào cũng có nhu cầu tăng thêm vốn
con người. Quốc gia nào, công ty nào có khả năng huy động và sử dụng